Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bắc Kinh từ chối cam kết mua hàng nông sản là nút thắt cần tháo gỡ trong đàm phán Mỹ-Trung

Vĩ mô

30/10/2019 17:35

Theo hãng tin Reuter, Trung Quốc sẽ từ chối cam kết mua hàng nông sản trị giá 50 tỷ USD của Mỹ, vì nước này không có nhu cầu lớn như vậy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Bắc Kinh cam kết mua lớn các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, trở thành một điểm nhấn quan trọng trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, theo một số người nói vắn tắt về các cuộc đàm phán.

Ông Trump đã nói công khai rằng Trung Quốc có thể mua tới 50 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, nhiều hơn gấp đôi số tiền hàng năm mà Trung Quốc chi ra cho nông sản Mỹ trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu.

Các quan chức Mỹ tiếp tục thúc đẩy điều đó trong các cuộc đàm phán gần đây, trong khi Bắc Kinh đang cố gắng cam kết với một con số lớn và khung thời gian cụ thể. Trung Quốc muốn tùy ý mua dựa trên điều kiện thị trường.

Nguồn tin thân cận tiết lộ với Bloomberg, Bắc Kinh sẽ mua thêm nông sản của Mỹ - là một phần của thoả thuận trong "giai đoạn 1", nhưng có thể sẽ không thể mua lượng hàng hoá trị giá 40 tỷ USD đến 50 tỷ USD như ông Trump yêu cầu.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện với Tổng thống Donald Trump trong buổi lễ chào mừng tại Bắc Kinh vào ngày 9/11/2017.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện với Tổng thống Donald Trump trong buổi lễ chào mừng tại Bắc Kinh vào ngày 9/11/2017.

"Trung Quốc không muốn mua nhiều sản phẩm mà người dân ở đây không cần mua hoặc mua một thứ gì đó khi không có nhu cầu", một quan chức Trung Quốc giải thích.

"Nếu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, nhập vào Trung Quốc một cách tập trung, thị trường trong nước khó có thể tiêu thụ được được", vị này bổ sung thêm.

"Tình trạng dư cung các sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc sẽ tác động mạnh đến giá nội địa, và phá vỡ sự cân bằng cung-cầu".

Ngoài ra, dịch tả lợn châu phi đã làm giảm 1/2 đàn lợn ở Trung Quốc, làm giảm nhu cầu về đậu tương - một thành phần chính trong thức ăn chăn nuôi và cũng là mặt hàng nhập khẩu lớp nhất từ Mỹ.

Những nhà nhập khẩu nông sản Trung Quốc, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, thường tìm các nguồn hàng có giá rẻ nhất. Mỹ yêu cầu Trung Quốc cam kết mua một khối lượng lớn hàng nông sản, bất kể chúng có phù hợp với nhu cầu hay không, sẽ chứng kiến sự can thiệt của chính phủ Trung Quốc.

Điều đó mâu thuẫn với mục tiêu cốt lõi mà Mỹ tạo ra cho Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại hiện nay và mục tiêu chính sách của Mỹ trong nhiều thập kỷ: Trung Quốc trở thành một nền kinh tế dựa trên thị trường và ngừng hỗ trợ cho các công ty trong nước.

Bắc Kinh từ chối cam kết mua hàng nông sản là nút thắt cần tháo gỡ trong đàm phán Mỹ-Trung

Ngày 15/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết, Trung Quốc đã mua nông sản của Mỹ, bao gồm 20 tấn đậu tương và 700.000 tấn thịt lợn trong năm nay và sẽ còn nhập khẩu nhiều hơn nữa. Khi được hỏi về thoả thuận thương mại "giai đoạn 1", ông cho biết những gì Mỹ nói là chính xác, Mỹ và Trung Quốc có cùng cách hiểu về những gì đang diễn ra.

Hiện tại, hai nước đang nỗ lực hướng tới một thoả thuận có thể sẽ được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào tháng tới, tổ chức ở Chile. Theo nguồn tin thân cận, Trung Quốc muốn có thêm các cuộc thảo luận trước thời điểm cuối tháng 10 để có thêm chi tiết về thoả thuận.

Ngoài ra, ông Mnuchin cũng chia sẻ với CNBC rằng ông hy vọng các quan chức sẽ làm điều đó trong những tuần tới để có được giai đoạn đầu tiên, sẵn sàng cho cả 2 bên ký kết thoả thuận. Nếu không thể thống nhất, Mỹ sẽ tiếp tục áp thuế với hàng hoá Trung Quốc vào ngày 15/12.

Nguồn tin tiết lộ, Trung Quốc đang cân nhắc mua một loạt các mặt hàng để tăng cường nhập khẩu, trong đó có đậu tương, ngũ cốc, ethanol, phân bón, nước trái cây, cà phê và thịt. Hơn nữa, Trung Quốc có thể sẽ dỡ bỏ rào cản đối với các nhà máy chưng cất hạt khô và bỏ lệnh cấm với việc nhập khẩu thịt bò.

Các loại hàng hoá khác như máy móc, gỗ, thuốc trừ sâu cũng có thể được đưa vào danh sách này. Những giao dịch mua hàng hoá này có trị giá hơn 40 tỷ USD, nhưng Trung Quốc vẫn chưa quyết định chi tiết về giá trị cụ thể cho các mặt hàng.

Bắc Kinh đã áp dụng gói thuế khổng lồ đối với việc chống bán phá giá và chống trợ cấp cho các nhà máy chưng cất hạt khô của Mỹ vào năm 2017. Việc áp dụng khoản thuế này sẽ cho phép Trung Quốc tiếp tục mua hàng hoá từ nhà cung cấp hàng đầu với một giao dịch trị giá 2 tỷ USD trước khi giảm xuống gần như bằng không. Hiện tại, họ vẫn áp thuế với các sản phẩm  đậu nành, ngô và thịt lợn của Mỹ.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement