Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Áp thấp nhiệt đới diễn biến khó lường, có khả năng mạnh lên thành bão

Vĩ mô

03/09/2019 15:40

Khẩn trương triển khai công tác ứng phó với 2 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông; 10 tỉnh miền Trung thông báo cấm biển.

Sáng 3/9, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó vớiáp thấp nhiệt đới Kajiki vừa đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế và cơn áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực giữa Biển Đông. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: báo Biên phòng)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: báo Biên phòng)

Áp thấp nhiệt đới diễn biến khó lường

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nhận định:  Sự xuất hiện của 2 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) cùng lúc, kèm theo các tác động của cơn bão Lingling ở ngoài khơi vùng biển Philippines, khiến tình hình thời tiết khu vực biển và đất liền ở Trung Bộ trở nên tiêu cực, khó lường.

"Thông thường, ATNĐ sẽ tan ngay khi vào trong đất liền nhưng hướng di chuyển của cơn này rất dị thường. Sau khi đi vào các tỉnh, ATNĐ này sẽ quay trở lại khu vực đông bắc, phát triển ra phía ngoài khu vực biển và mạnh lên thành bão", Bộ trưởng NN&PTNT nhấn mạnh.

Theo đó, ATNĐ đổ bộ vào đất liền nhưng không tan, mà lại phát triển theo hướng Đông, quay ra ngoài biển, hoàn lưu không chạy theo trục hướng Tây mà chạy quẩn. Có khả năng, 2 ATNĐ hiện nay trên Biển Đông sẽ cộng hưởng với ATNĐ ngoài biển Philippines. Từ nay tới ngày 6/9, sẽ còn thêm nhiều trạng thái mới của ATNĐ xuất hiện.

Huy động lực lượng trực sẵn sàng xử lý tình huống

Tại cuộc họp, Đại tá Trần Văn Đình, Trưởng phòng Cứu hộ-cứu nạn Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết, Bộ Tham mưu BĐBP tiếp tục có điện chỉ đạo BĐBP các tỉnh, thành ven biển chủ động ứng phó với 2 ATNĐ  và gió mùa Tây Nam trên Biển Đông; khẩn trương phối hợp với các địa phương thông báo hướng dẫn các tàu thuyền đang hoạt động trên biển chủ động thoát khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về bờ trú tránh, tổ chức sắp xếp neo đậu đảm bảo an toàn.

Các đơn vị tuyến biên giới đất liền triển khai ứng phó tình huống mưa ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét; thông báo và có phương án di dời, sơ tán dân ở vùng hạ lưu khi xả lũ ở các hồ chứa, công trình thủy điện. Đảm bảo lượng lương thực thực phẩm dự phòng, thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” đảm bảo an toàn cho đơn vị và nhân dân địa bàn khu vực biên giới. Sẵn sàng lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

BĐBP các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa tổ chức duy trì thường trực 7.760 cán bộ, chiến sĩ; phương tiện (45 tàu, 115 ca nô xuồng, 178 ô tô) tham gia kêu gọi sắp xếp neo đậu tàu thuyền và sẵn sàng xử lý tình huống khi có yêu cầu.

Tính đến 6h ngày 3/9, BĐBP các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với các địa phương, gia đình chủ tàu thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.462 phương tiện/312.630 người biết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động vòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ đều xuất hiện mưa lớn

Hai cơn áp thấp nhiệt đới có khả năng tương tác với nhau, tạo nên những diễn biến thất thường. (Ảnh: NCHMF)
Hai cơn áp thấp nhiệt đới có khả năng tương tác với nhau, tạo nên những diễn biến thất thường. (Ảnh: NCHMF)

Trong các ngày 3-6/9, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (phổ biến 300-500 mm/đợt, riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế 500-700 mm/đợt); khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to (200-300 mm/đợt), Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông (100-150 mm/đợt), có khả năng xuất hiện một đợt lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng, thấp và đô thị.

Khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế với lượng mưa có thể đạt 500-700 mm/đợt, khu vực Tây Nguyên với 200-300 mm/đợt, Nam bộ cũng có mưa lớn kèm theo dông lốc với lượng mưa 100-150 mm/đợt.

Hiện, 10 tỉnh miền Trung đã có thông báo cấm biển trước những diễn biến khó lường của ATNĐ đang hoạt động. Các địa phương đã có báo cáo về tình hình ứng phó với mưa lũ trên khu vực và sẵn sàng tàu thuyền ứng cứu. 

TRÚC BÌNH (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement