Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, hướng về miền Trung

Thông tin - Dịch vụ

13/10/2022 16:34

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, áp thấp nhiệt đới ở khu vực giữa Biển Đông có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, hướng vào đất liền Nam Trung Bộ.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 13h chiều 13/10, tâm áp thấp nhiệt đới đang ở cách đảo Song Tử Tây khoảng 130km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km/h, có khả năng mạnh lên thành bão. Đến chiều mai 14/10, tâm bão cách đất liền các tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định khoảng 190km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, hướng về miền Trung - Ảnh 1.

Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão. Ảnh: VNDMS.

Trong 24 đến 48 giờ tới, bão giữ nguyên hướng di chuyển, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ. Đến 13h chiều 15/10, áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Do tác động của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10.

Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh.

Vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận gió Đông Bắc đến Bắc cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động.

Khu vực giữa Biển Đông sóng biển cao từ 3-5m, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), sóng biển cao 4-6m, vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, sóng biển cao từ 2-4m.

Ven biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên cần đề phòng nước dâng cao 0,2-0,4m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây ngập úng vùng trũng, thấp, sạt lở bờ biển.

Trên đất liền, do tác động của hoàn lưu vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, kết hợp với gió Đông và không khí lạnh nên từ đêm nay đến 16/10, các tỉnh Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên bước vào một đợt mưa rất lớn với tổng lượng mưa tích lũy từ 200-500mm, có nơi trên 600mm.

Tính riêng từ đêm 13/10 đến sáng 15/10, khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Trong đó, lượng mưa ở Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 250mm. Lượng mưa ở Thừa Thiên Huế đến Bình Định từ 200-350mm, có nơi trên 450mm, lượng mưa ở Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắc, Đắk Nông từ 80-150mm, có nơi trên 200mm.

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ tối và đêm nay (13/10) đến ngày 17/10, trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 4-10m, hạ lưu từ 1,5-5m.

Đỉnh lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa và Đắk Lắk lên mức báo động 1 - báo động 2, có sông trên báo động 2; các sông chính từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai lên mức báo động 2 - báo động 3, có sông trên báo động 3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở trung du, vùng núi, ven sông và ngập lụt vùng trũng thấp, khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement