Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ấn Độ tìm kiếm nguồn hàng hóa, nguyên liệu thay thế nguồn hàng từ Trung Quốc

Vĩ mô

06/04/2020 15:27

Ấn Độ xác định những mặt hàng trọng tâm cần đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Trước tác động của dịch COVID-19 tới nền kinh tế, Ấn Độ đã bắt đầu chiến dịch tìm kiếm nguồn hàng hóa, nguyên liệu để thay thế cho nguồn hàng từ Trung Quốc, đối với 1.050 mặt hàng, từ sợi, vải, nguyên liệu dệt may, quần áo, tới vali, tủ lạnh, nguyên liệu dược phẩm, thuốc kháng sinh, vitamin, máy móc thiết bị tự động hóa, thiết bị cảm biến, bán dẫn, thiết bị, máy móc, linh kiện làm từ thép và nhôm, điện thoại di động…, trong đó có 168 mặt hàng Ấn Độ đang bị phụ thuộc cao vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc.

Ông Piyush Goyal, Bộ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ đã tổ chức một cuộc tham vấn với lãnh đạo các cơ quan chính phủ có liên quan, đại diện 31 ngành công nghiệp, các nhà xuất khẩu và chuyên gia kinh tế Ấn Độ, nhằm tìm kiếm giải pháp để thúc đẩy năng lực sản xuất  ở trong nước, hướng tới 2 mục tiêu: Tăng cường xuất khẩu đối với 500-550 mặt hàng (trị giá khoảng 243 tỷ USD, chiếm 3/4 giá trị xuất khẩu của Ấn Độ) mà Ấn Độ có tiềm năng, lấp vào khoảng trống của Trung Quốc trên thị trường thế giới; Giảm sự phụ thuộc của Ấn Độ vào các hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Bộ Công Thương Ấn Độ chia các ngành hàng thành 3 nhóm: Nhóm mặt hàng mà Ấn Độ đang phụ thuộc lớn vào nguồn hàng từ Trung Quốc như: dược phẩm, hóa chất; điện thoại di động; điện tử; nhựa: Nhóm mặt hàng đang bị ảnh hưởng lớn vì xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông và một số vùng dịch khác bị đình trệ như: dệt may, vải; hóa chất hữu cơ; đá quí, đồ trang sức. Nhóm mặt hàng bị suy giảm doanh thu, lợi nhuận và nhu cầu do dịch COVID-19như: sản phẩm đồ da; đá, gạch men, sản phẩm nông nghiệp, dược phẩm.

Về mặt xuất khẩu, Ấn Độ xác định 550 sản phẩm được Bộ xác định các mặt hàng có tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu bao gồm thuốc lá, vắc-xin cho người, thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, dụng cụ nhà bếp, đồ nhựa, đồ may mặc (như áo len, áo chui đầu, áo khoác), thép tấm, ống thép, tấm kim loại, tấm nhôm, động cơ đốt trong và các thành phần, máy móc tự động hóa… Các dòng sản phẩm này đều có giá trị xuất khẩu trên 50 triệu USD/năm. Trong số các sản phẩm trên, đồ gỗ được xác định mặt hàng trọng điểm cần xúc tiến xuất khẩu để lấp chỗ trống của Trung Quốc. Trung Quốc đã xuất khẩu mặt hàng hóa này đạt trị giá 8 tỷ USD vào năm 2018, sang Mỹ, Anh, Úc và Đức. Trong khi đó, xuất khẩu đồ gỗ của Ấn Độ đạt 109 triệu USD đến các nước như Mỹ, Hà Lan, Anh, Pháp, UAE.

Về nhập khẩu, 1.050 mặt hàng được xác định cần tìm kiếm nguồn hàng thay thế Trung Quốc, có giá trị nhập khẩu  44 tỷ USD trong năm 2019). Các quốc gia nơi Ấn Độ có thể nhập khẩu hàng hóa trong danh mục này bao gồm: Hàn Quốc, Đức, Ý, Mỹ, Thái Lan.

Chính phủ Ấn Độ tuyên bố đình chỉ tất cả các loại thị thực, trừ những người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, tổ chức quốc tế và những người có thị thực làm việc hoặc dự án … nhằm ngăn chặn bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đang lây lan mạnh tại nước này.

Ấn Độ còn nêu rõ sẽ cách ly tối thiểu 14 ngày đối với các du khách tới từ hoặc từng thăm 7 quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 gồm Trung Quốc, Italy, Iran, Hàn Quốc,  Pháp, Tây Ban Nha và Đức sau ngày 15/2, như một nỗ lực nhằm kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Hiện tại nguồn nguyên liệu thô để sản xuất màng lọc kháng khuẩn (Meltblown/ Spunbond… tại Ấn Độ cũng tương đối khan hiếm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này đã nhận đơn hàng đến hết tháng 5.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và thận trọng đối với một số trường hợp quảng cáo trên các trang mua bán trực tuyến về việc có khả năng cung cấp sản phẩm và yêu cầu thanh toán trước 100% giá trị đơn hàng. Trước  khi ký kết hợp đồng mua bán khuyến nghị doanh nghiệp yêu cầu đối tác cung cấp thông tin chi tiết về nhà máy, giấy kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận màng lọc đạt chuẩn, giấy chứng nhận ISO,GMP…hạn chế thanh toán đặt cọc trước cho đối tác, nên áp dụng hình thức thanh toán bằng L/C

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement