Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ấn Độ là nước có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới

Kinh tế thế giới

22/02/2023 08:58

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm tài chính 2023 nhưng cảnh báo rằng, bất chấp tăng trưởng kinh tế, Ấn Độ vẫn là một trong những quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới.

Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của WB cho biết Ấn Độ sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong số 7 thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển lớn nhất, bất chấp môi trường bên ngoài đầy thách thức.

Một thập kỷ trước, GDP của Ấn Độ đứng thứ 11 trên thế giới. Ngày nay, nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ năm, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vượt qua nền kinh tế Anh.

Ấn Độ là nước có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới
 - Ảnh 1.

Ấn Độ là nước có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng trước, các CEO của các công ty toàn cầu lớn dự đoán mục tiêu tăng trưởng của Ấn Độ cao là do có sự kết hợp giữa môi trường chính trị ổn định và các khoản đầu tư đáng kể của chính phủ vào cơ sở hạ tầng và điều này đang thúc đẩy môi trường tích cực cho tăng trưởng.

Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, mặc dù Ấn Độ đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch coronavirus, nhưng quốc gia này đang phải vật lộn để đối phó với những cơn gió ngược đang giáng xuống nền kinh tế toàn cầu.

Mahesh Vyas, Giám đốc điều hành của công ty phân tích, nói với DW: "Ấn Độ nói chung đang đa dạng hóa kinh tế và trong thời kỳ đại dịch, ngành nông nghiệp của Ấn Độ đã hoạt động khá tốt khi chính phủ nước này có các biện pháp can thiệp".

"Khu vực doanh nghiệp hoạt động rất tốt trong môi trường được bảo vệ, mặc dù các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, các biện pháp kiểm soát và can thiệp đã giúp kiểm soát lạm phát", Vyas cho biết.

WB đã tuyên bố trong báo cáo vào tháng 11 năm 2022 rằng, nền kinh tế Ấn Độ "tương đối không bị ảnh hưởng bởi tác động lan tỏa toàn cầu so với các thị trường mới nổi khác. Điều này một phần là do Ấn Độ có thị trường nội địa lớn và tương đối ít tiếp xúc với các dòng chảy thương mại quốc tế".

Ví dụ, Sri Lanka vẫn đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế. IMF đã cung cấp cho quốc đảo khoản vay 2,9 tỷ USD (2,7 tỷ euro) vào tháng 9.

Trong khi đó, việc chính phủ Pakistan thiếu tiền mặt đã khiến giá xăng và khí đốt tăng lên mức cao lịch sử và nước này hy vọng IMF sẽ sớm giải ngân khoản vay 1,1 tỷ USD trong một thỏa thuận cứu trợ trị giá 6,5 tỷ USD.

Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo nền kinh tế toàn cầu sẽ "rất gần" với suy thoái trong năm nay, dẫn đến tăng trưởng yếu hơn ở tất cả các nền kinh tế hàng đầu thế giới bao gồm Mỹ và Trung Quốc.

Auguste Tano Kouame, Giám đốc Ngân hàng Thế giới chi nhánh Ấn Độ cho biết: "Nền kinh tế Ấn Độ đã có khả năng phục hồi đáng kể trước môi trường bên ngoài đang xấu đi và các nền tảng kinh tế vĩ mô mạnh mẽ đã giúp nền kinh tế này ổn định hơn so với các nền kinh tế thị trường mới nổi khác".

"Tuy nhiên, cần phải tiếp tục cảnh giác khi những diễn biến bất lợi trên toàn cầu vẫn tiếp diễn".

Ấn Độ, giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, không tránh được các cú sốc bên ngoài dưới dạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến COVID, khủng hoảng lương thực và năng lượng sau cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraina và biến động thị trường tài chính.

Lekha Chakraborty, Giáo sư và Chủ tịch tại Viện Chính sách và Tài chính công của Ấn Độ, nói với DW rằng "các nền tảng kinh tế vĩ mô của Ấn Độ rất mạnh".

Tuy nhiên, theo Chakraborty, Ấn Độ đang đối mặt với thách thức khi thâm hụt tài khoản vãng lai (CAD) ngày càng tăng. CAD là thước đo thương mại của một quốc gia, trong đó giá trị của hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó nhập khẩu vượt quá giá trị của sản phẩm mà quốc gia đó xuất khẩu.

"Cho đến nay, chúng tôi đã tài trợ cho CAD bằng dòng vốn", bà nói.

Tài khoản vãng lai bao gồm thu nhập ròng, chẳng hạn như tiền lãi và cổ tức, và các khoản chuyển nhượng, chẳng hạn như viện trợ nước ngoài.

Chakraborty cho biết: "Bây giờ, với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất, đã có dòng vốn tháo chạy. Tuy nhiên, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã tăng lãi suất để giải quyết dòng vốn tháo chạy và lạm phát gia tăng".

Ấn Độ là nước có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới
 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Rumki Majumdar, Giám đốc Deloitte (một công ty kiểm toán đa quốc gia) chi nhánh Ấn Độ, tin rằng nước này có tiềm năng to lớn để trở thành một trung tâm xuất khẩu và là điểm đến đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Các hiệp định thương mại gần đây nhằm mục đích tích hợp lĩnh vực sản xuất với chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Do đó, đã có sự gia tăng lành mạnh về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản, Singapore, Vương quốc Anh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong năm tài chính 2022–23, ngay cả khi vốn FDI từ Hoa Kỳ giảm", Majumdar nói với DW.

"Điều này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư toàn cầu đang tăng lên khi đầu tư vào Ấn Độ và dòng vốn đang trở nên đa dạng hơn".

Majumdar cũng chỉ ra rằng, thuế hàng hóa và dịch vụ cao và việc thu thuế trực tiếp đã cung cấp cho chính phủ cơ sở để giảm bớt tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu sắp xảy ra và điều này sẽ giữ cho nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, Chakraborty thuộc Viện Chính sách và Tài chính công nhấn mạnh rằng, bất chấp tăng trưởng kinh tế, Ấn Độ vẫn là một trong những quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới.

"Các chiến lược tài chính và tiền tệ sau COVID là rất quan trọng để phục hồi tăng trưởng bền vững. Khi chúng ta nói rằng Ấn Độ đang làm tốt, chúng ta phải đặt câu hỏi là vì ai? Sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng là một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm ngay lập tức", bà nói.

(DW)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement