Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ai sẽ tiếp quản Dải Gaza sau chiến tranh?

Quân sự

06/12/2023 07:08

Israel quyết tâm mở chiến dịch tấn công lớn để “xóa sổ” Hamas, nhưng chưa trả lời được câu hỏi về tương lai của Dải Gaza hậu xung đột. Không ai muốn chịu trách nhiệm vận hành và xây dựng lại khu vực đổ nát.

Kế hoạch là không có kế hoạch nào cả 

Brett McGurk, cố vấn Trung Đông của Tổng thống Joe Biden, đưa ra quan điểm của đất nước ông về cuộc chiến của Israel ở Gaza. "Trách nhiệm ở đây thuộc về Hamas. Đây là con đường", ông nói. 

Cuộc khủng hoảng nhân đạo gây đau khổ cho 2,2 triệu người dân Gaza thật rõ ràng. Thực phẩm, nước sạch và thuốc men khan hiếm và bệnh nhân đang hấp hối trong các bệnh viện cạn kiệt nhiên liệu. 

Nửa phía nam của vùng đất này đang đang trở thành vùng đất chết, dân số tăng lên gấp đôi trước chiến tranh sau làn sóng người Palestine di dời, trong khi phía bắc có lẽ không thể ở được trong nhiều năm.

Israel quyết tâm mở chiến dịch tấn công lớn để "xóa sổ" Hamas, nhưng chưa trả lời được câu hỏi về tương lai của Dải Gaza hậu xung đột.

Trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ở Tel Aviv, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant nói: "Chúng tôi sẽ lật đổ sự cai trị của Hamas, xóa sổ năng lực quân sự của nhóm này. Chúng tôi sẽ đảm bảo mối đe dọa này không còn hiện hữu ở biên giới của mình. Chiến dịch sẽ kéo dài, có đổ máu, song kết quả sẽ trường tồn".

Ai sẽ tiếp quản Dải Gaza sau chiến tranh?- Ảnh 1.

Số lượng người Palestine rời khỏi Gaza ngày càng nhiều trong bối cảnh Israel tăng cường chiến dịch truy quét lực lượng Hamas cả ở trên không và trên bộ. Ảnh: CNN

Đó không phải là điểm tranh chấp duy nhất. Sau những cuộc tranh cãi về kế hoạch cho Gaza thời hậu chiến, kết luận không thể tránh khỏi là "không có kế hoạch nào cả". 

Vùng đất bị tan vỡ sẽ cần sự trợ giúp từ bên ngoài để cung cấp an ninh, tái thiết và các dịch vụ cơ bản. Nhưng không ai - từ Israel, Mỹ và các quốc gia Ả Rập hay các nhà lãnh đạo Palestine, muốn chịu trách nhiệm về việc đó.

"Hàng tá giả thiết"

Wall Street Journal tuần qua dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết quân đội Israel đang đề xuất thành lập "Chính quyền Tái thiết Gaza" do Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hậu thuẫn. Kênh liên lạc giữa Israel và những các nước Ả Rập đã cải thiện đáng kể nhờ tiến trình bình thường hóa quan hệ vài năm qua.

Mỹ hy vọng rằng các quốc gia Ả Rập sẽ đóng góp quân đội cho lực lượng gìn giữ hòa bình sau chiến tranh, một đề xuất cũng được một số quan chức Israel ủng hộ. Nhưng ý tưởng này không nhận được nhiều sự ủng hộ từ chính người Ả Rập. 

Trong trường hợp các nhóm vũ trang trỗi dậy hoặc bất ổn xã hội dâng cao ở Dải Gaza, lực lượng đồn trú có thể phải dùng đến vũ lực và đối đầu với người Palestine, theo Ghaith al-Omari, chuyên gia cấp cao tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông.

Ayman Safadi, Bộ trưởng Ngoại giao Jordan nhấn mạnh: "Hãy để tôi nói rõ ràng, sẽ không có quân Ả Rập nào tới Gaza. Chúng tôi không muốn bị coi là kẻ thù". 

Sự miễn cưỡng là điều dễ hiểu. Các quan chức Ả Rập không muốn dọn dẹp tình trạng hỗn loạn của Israel và giúp nước này kiểm soát đồng bào Hồi giáo của họ. Nhưng Saudi cũng không muốn thấy Israel tái chiếm vùng đất này và họ thừa nhận, ít nhất là trong các cuộc trò chuyện riêng tư, rằng chính quyền Palestine (PA) hiện quá yếu để có thể tiếp tục kiểm soát hoàn toàn Gaza. 

Về lâu dài, Saudi nói rằng "chính quyền Palestine được hồi sinh" nên tiếp tục kiểm soát. Theo giới chuyên gia, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng minh Israel có thể phải kết hợp cùng lúc cả hai phương án để trả lời câu hỏi ai sẽ quản lý Dải Gaza sau chiến sự.

Ai sẽ tiếp quản Dải Gaza sau chiến tranh?- Ảnh 2.

Trẻ em ở Palestine và Israel đang phải gánh chịu gánh nặng của cuộc xung đột giữa Israel và Hamas. Ảnh: aljazeera

Đầu tiên sẽ là nỗ lực nghiêm túc của Israel nhằm đạt được giải pháp hai nhà nước. Mahmoud Abbas, tổng thống Palestine, nói rằng ông sẽ không trở lại Gaza nếu không có một nhà nước. Nhưng Binyamin Netanyahu, thủ tướng Israel, đã dành sự nghiệp của mình để cố gắng phá hoại giải pháp hai nhà nước đó. 

Theo giới chuyên gia, Washington dường như cũng ngầm gửi thông điệp ủng hộ ông Abbas tiếp tục nắm quyền. Giới chức Mỹ lo ngại Hamas có thể giành phần thắng nếu tổ chức bầu cử vào thời điểm này và chính quyền Bờ Tây cần thời gian để củng cố uy tín.

Thứ hai là nỗ lực nghiêm túc nhằm đạt được "Chính quyền Tái thiết Gaza" mà ông McGurk đã nói đến. Tổng thống Abbas năm nay 88 tuổi, được bầu vào năm 2005 với nhiệm kỳ 4 năm vẫn đang nắm quyền, ông đã giữ chức vụ lâu hơn hầu hết người dân Gaza còn sống. 

Chính quyền Palestine của Abbas chỉ hiện diện ở Bờ Tây. Tuy nhiên, chiến lược "chia để trị" mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu áp dụng trong nhiều năm qua đã khiến Chính quyền Palestine ở Bờ Tây suy giảm vị thế và ảnh hưởng.

Chính quyền Bờ Tây hiện tại cũng được cho là thiếu đầu tư vào dịch vụ công và cuộc sống của người dân hơn so với giai đoạn 2007-2013, khi ông Salam Fayyad, cựu quan chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đứng đầu nội các. Lực lượng an ninh tại Bờ Tây còn phải đáp ứng một số yêu cầu hợp tác từ quân đội Israel theo các thỏa thuận trong tiến trình hòa bình.

Ngay cả trước chiến tranh, các quốc gia vùng Vịnh giàu có ngày càng mệt mỏi với chính sách ngoại giao bằng séc. Họ có thể sẽ miễn cưỡng tài trợ cho việc tái thiết ở Gaza, vốn sẽ tiêu tốn hàng tỷ USD. 

Sau đó là chính Hamas. Các nhà lãnh đạo và nhiều chiến binh của họ dường như đã chạy trốn đến miền nam Gaza, khu vực mà Israel vẫn chưa gửi quân trên bộ. 

Hiện tại, họ dường như có đủ lương thực và nhiên liệu để duy trì mạng lưới đường hầm bên dưới Gaza. Thường dân đang đau khổ dưới sự bao vây của Israel, nhưng những người cai trị của họ thì không. 

Ai sẽ tiếp quản Dải Gaza sau chiến tranh?- Ảnh 3.

Người dân ngồi giữa đống đổ nát của ngôi nhà bị Israel tập kích ở Khan Yunis, phía nam Dải Gaza, hôm 22/11. Ảnh: AFP

Moussa Abu Marzouk, một quan chức Hamas, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tháng trước rằng Hamas không chịu trách nhiệm bảo vệ dân thường ở Gaza. Ông nói, các đường hầm dưới dải đất chỉ tồn tại để bảo vệ Hamas, Liên hợp quốc và Israel nên bảo vệ dân thường. 

Các nhà lãnh đạo khác của Hamas đã chỉ trích liên hợp quốc vì đã không gửi đủ lương thực và thuốc men. Họ đã gây ra đau khổ cho Gaza bằng cách thực hiện vụ thảm sát ở Israel vào tháng trước nhưng lại muốn người khác giải quyết hậu quả.

Sau 16 năm nắm quyền tại Dải Gaza, Hamas và các nhóm đồng minh đã "ăn sâu bám rễ" gần như mọi phương diện xã hội - chính trị - an ninh của vùng đất.

Cánh chính trị của Hamas vận hành bộ máy hành chính địa phương. Cánh vũ trang không chỉ tham gia hoạt động quân sự mà còn làm nhiệm vụ trị an, cảnh sát. Israel còn cáo buộc Hamas đưa thành viên vào các cơ sở tôn giáo, từ thiện, giáo dục, y tế, từ thiện và thanh thiếu niên của Gaza.

Trong gần hai thập kỷ, Gaza là một vấn đề không có giải pháp. Israel và Ai Cập bằng lòng để khu vực này bị phong tỏa sau khi Hamas tiếp quản. 

Cựu thủ tướng Israel Ehud Olmert đã đề xuất liên minh quân sự NATO nên đưa phái bộ đến Dải Gaza giám sát tình hình, còn một số nhà ngoại giao đề cập khả năng rằng Liên Hợp Quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến khu vực.

Cả hai phương án đều thiếu khả thi. NATO sẽ bị xem là lực lượng phương Tây tái can thiệp quân sự vào Trung Đông, còn Tel Aviv cảm thấy Liên Hợp Quốc trong những tháng qua đã không thừa nhận lo ngại an ninh chính đáng của họ. Các tổ chức Liên Hợp Quốc ở Dải Gaza những năm qua cũng không đủ sức thuyết phục Hamas chọn đấu tranh hòa bình.

Vấn đề đã trở nên lớn hơn nhiều và các giải pháp đều rất xa vời. Những người lạc quan hy vọng cuộc chiến ở Gaza sẽ mang đến cơ hội giải quyết cuối cùng cuộc xung đột Israel-Palestine. 

Tuy nhiên, nhiều khả năng nó sẽ kết thúc với việc Gaza trở thành một quốc gia thất bại khác ở Trung Đông, bị vỡ tan và không bao giờ được xây dựng lại.

(Nguồn: FT/Al jazeera)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement