18/12/2019 17:12
AI sẽ là mối đe dọa an ninh mạng hàng đầu trong năm 2020
Một chuyên gia cho biết, trí tuệ nhân tạo được sử dụng để thực hiện đánh cắp thông tin được coi là một trong những mối đe dọa trong năm 2020.
"Các công cụ và kiến thức để phát triển AI độc hại và mã máy học đang trở nên phổ biến hơn và có rất nhiều dữ liệu để tin tặc thu thập và sử dụng", Etay Maor, giám đốc an ninh tại công ty thông tin mạng IntSights, cho biết với CNBC.
"Chúng ta sẽ chứng kiến việc áp dụng các công AI vào mục đích tấn công mạng có mục tiêu sẽ ngày càng phổ biếng", theo Etay Maor.
Ý tưởng về việc chương trình AI sẽ học cách tự tấn công mục tiêu và mở rộng kiến thức để trở nên tinh vi hơn là một điều đáng sợ với nhiều người. Nhưng đây là một điều nghiêm túc cần được xem xét kỹ lưỡng, trong bối cảnh thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ tin tặc đánh cắp thông tin, gây thiệt hại hàng triệu USD và đó đượ xem là rủi ro lớn cho nền kinh tế toàn cầu.
AI sẽ là mối đe dọa an ninh mạng hàng đầu trong năm 2020. |
Trong quá khứ, việc xóa hoặc gỡ các trang web và đánh cắp thông tin thẻ tín dụng được coi là những trường hợp chính của các cuộc tấn công mạng. Nhưng những cuộc tấn công đó rất tốn kém vì yêu cầu những kẻ tấn công phải dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn để thực hiện. Với AI, kẻ tấn công có thể thực hiện nhiều cuộc tấn công lặp đi lặp lại trên mạng bằng cách lập trình một vài dòng mã để thực hiện hầu hết công việc.
Deepfakes là một mối đe dọa tiềm tàng
Deepfakes là hình ảnh và video được tạo ra bằng máy tính và các phầm mềm AI nhằm làm khuôn mặt của người khác bị thay đổi như phiên bản thật. Các chuyên gia dự báo, công nghệ này có thể được sử dụng để tuyên truyền các thông tin sai lệch, đặc biệt là trong bối cảnh chính trị toàn cầu phức tạp, và deepfake trở nên cực kỳ khó phát hiện.
Tổng thống Putin từng bị là giả bằng Deepfakes. |
"Những người bị giả mạo khó có thể làm được gì nhiều, khi công nghệ, phương tiện và cơ sở hạ tầng ngày nang đang trở nên quá dễ tiếp cận đối với những kẻ tấn công", ông Maor cho biết.
Nhiều chuyên gia bảo mật mạng cũng tán thành ý kiến đó. Trong một bài đăng trên blog vào tháng 10, Nhà phân tích chính của Forrester, Jeff Pollard, đã viết rằng chi phí liên quan đến các vụ lừa đảo bằng deepfakes sẽ vượt quá 250 triệu USD vào năm 2020.
Công ty an ninh mạng Forcepoint dự đoán rằng tội phạm mạng có thể sử dụng công nghệ deepfake để tạo ra các bức ảnh và video khỏa thân của các cá nhân và đe dọa sẽ phát hành chúng nếu không trả tiền chuộc.
"Ở cấp độ doanh nghiệp, deepfakes cũng sẽ được sử dụng để mạo danh các mục tiêu cao cấp của các doanh nghiệp để lừa đảo nhân viên bằng cách chuyển tiền vào các tài khoản lừa đảo", ông Alvin Rodrigues, giám đốc cấp cao và chiến lược gia an ninh cho Châu Á Thái Bình Dương tại Forcepoint, nói với CNBC.
"Trong lĩnh vực chính trị, chúng ta có thể biết deepfakes sẽ được tận dụng như một công cụ để làm mất uy tín của các ứng cử viên bầu cử và tung những thông tin không chính xác đến cử tri thông qua phương tiện truyền thông xã hội", ông nói thêm.
Các mối đe dọa khác
Ngoài AI và deepfakes, có một số mối đe dọa ngày càng tăng mà các chuyên gia bảo mật đã dự đoán cho năm 2020:
5G sẽ giúp việc đánh cắp dữ liệu dễ dàng hơn: ông Alvin Rodrigues, giám đốc cấp cao và chiến lược gia an ninh cho Châu Á Thái Bình Dương tại Forcepoint, đã nói với CNBC rằng việc áp dụng rộng rãi thế hệ internet di động tốc độ cao tiếp theo, được gọi là 5G, sẽ cho phép tội phạm mạng chuyển khối lượng lớn dữ liệu từ máy chủ này sang máy chủ khác với tốc độ nhanh hơn. Ông nói, với sự ra mắt của 5G trong năm 2020, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều vụ tấn công mạng với tốc độ nhanh hơn và tần suất lớn hơn.
Tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng: Tội phạm an ninh mạng thường tấn công các công trình tiện ích và cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ tiếp tục gia tăng vào năm tới, công ty an ninh mạng Check Point cho biết. Đặc biệt đối với các cơ sở hạ tầng phân phối điện và nước, thường sử dụng các công nghệ cũ, và dễ bị tấn công mạng từ xa, vì việc nâng cấp nó có nguy cơ làm gián đoạn dịch vụ và ngưng hạot động tạm thời.
Chính trị: Công ty an ninh mạng FireEye cho biết trong báo cáo dự đoán năm 2020 rằng căng thẳng địa chính trị thường là một động lực quan trọng của các cuộc tấn công gây rối. Công ty này cho biết đã xuất hiện những trường hợp như vậy đối với Nga, Trung Quốc, Iran và Venezuela khi truyền bá một số loại thông tin nhất định.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp