Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ai được mua nhà ở xã hội và được vay gói hỗ trợ bất động sản trị giá 120.000 tỷ đồng?

Theo công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, đối tượng vay vốn của chương trình gồm cả người mua nhà, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố.

Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng; đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.

Mỗi người mua nhà chỉ được tham gia vay vốn 1 lần để mua 1 căn hộ tại dự án thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định. Tương tự, mỗi dự án của chủ đầu tư chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại chương trình này 1 lần.

Lãi suất thay đổi 6 tháng/lần và từ nay đến 30/6 lãi suất với chủ đầu tư sẽ là 8,7%/năm. Còn lãi suất với người mua nhà (tức cá nhân) là 8,2%, thấp hơn từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn thông thường của 4 ngân hàng thương mại nhà nước.

Ai được mua nhà ở xã hội và vay gói 120.000 tỷ đồng với lãi suất ra sao? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thời gian ân hạn 3 năm đối với chủ đầu tư và 5 năm đối với người mua nhà. Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn giải ngân cũng rất là dài từ ngày 1/4, tức là ngày ban hành công văn đến ngày 31/12/2030, theo VTV

Hôm qua 3/4, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".

Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở để tạo điều kiện cho mọi người có chỗ ở theo cơ chế thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân. Đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở.

Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng hơn 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.

Ai được mua nhà ở xã hội?

Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, có 9 đối tượng được mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng được các điều kiện đủ, cụ thể:

Đối tượng 1: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

Đối tượng 2: Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

Đối tượng 3: Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

Đối tượng 4: Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

Đối tượng 5: Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

Đối tượng 7: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

Đối tượng 8: Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.

Đối tượng 9: Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Như vậy, điều kiện mua nhà ở xã hội đầu tiên bạn cần đáp ứng đủ điều kiện cần là thuộc các nhóm đối tượng theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, cũng cần đáp ứng điều kiện đủ gồm:

Điều kiện được mua nhà ở xã hội

Điều 51 Luật Nhà ở 2014 quy định, 9 đối tượng trên sẽ được mua nhà ở xã hội, thuê, thuê mua nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện: Nhà ở, cư trú, thu nhập, cụ thể:

Thứ nhất: Về nhà ở

Những người có thể mua nhà ở xã hội là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Thứ hai: Về cư trú

Người mua nhà ở xã hội phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội. Với trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này.

Thứ ba: Về thu nhập

Các đối tượng 4, 5, 6 và 7 thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (vì người nộp thuế thu nhập cá nhân là những người có thu nhập cao).

Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo (có sổ hộ nghèo, cận nghèo).

Đối tượng 1, 8, 9 thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập (chỉ cần thuộc đối tượng đó và đáp ứng điều kiện về nhà ở và cư trú là được hưởng chính sách nhà ở xã hội), theo Dân trí.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement