05/06/2019 19:19
9 điểm nổi bật lớn nhất từ Apple WWDC 2019, fan "Táo khuyết" cần phải biết
Ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh cho nữ giới, Apple Watch sẽ gửi thông báo trước khi kết thúc và bắt đầu chu kỳ.
Đó là một trong những điểm mới, tại sự kiện Apple WWDC 2019. Theo đó watchOS sẽ có App Store riêng. Cùng với watchOS 6 là một hệ App Store riêng có thể tìm kiếm qua Siri, viết cảm ứng hoặc giọng nói. Ngoài ra, một số ứng dụng riêng của Apple có thể được sử dụng, bao gồm một máy tính với khả năng tính toán và chia tiền, cùng với ứng dụng thu âm giọng nói để lưu ghi chú.
Các ứng dụng Sức khỏe và Thể hình cũng đã được cập nhật với khả năng theo dõi xu hướng vân động và sức khỏe theo tháng hoặc theo năm.
Thêm vào đó là ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh cho nữ giới, và Apple Watch sẽ gửi thông báo trước khi kết thúc và bắt đầu chu kỳ. Đồng hồ thông minh của Apple cũng có thể đo độ ồn của phòng và đưa ra cảnh báo khi người dùng ở trong điều kiện âm thanh không tốt trong thời gian dài. Tính năng này cũng được hỗ trợ trên ứng dụng Health trên iPhone.
Ngoài ra, sự kiện Apple WWDC 2019, Apple đã công bố hàng hoạt cập nhật phần mềm cho các thiết bị thuộc hệ sinh thái Apple, bao gồm iPhone, iPad, máy tính bàn, laptop, Apple TV và Apple Watch (đồng hồ thông minh). Ngoài ra, Apple cũng công bố một phiên bản mới của chiếc Mac Pro – một thiết bị đã ngừng được cải tiến từ năm 2013.
iOS 13 với Dark Mode và cập nhật ứng dụng
Dark Mode đã được công bố chính thức, và nhận được nhiều sự quan tâm từ các khách mời tại sự kiện. Ngoài ra, một loạt ứng dụng đã được cập nhật: Messages giờ đã cho phép người dùng quét tin nhắn qua bên, và có thể gợi ý danh bạ dựa trên mức độ trao đổi với người dùng; ứng dụng âm nhạc đã cập nhật thêm chế độ lời bài hát, cho phép đọc lời song song với nghe nhạc. Memoji cũng có thêm những công cụ cá nhân hóa hơn, như các tùy chọn trang điểm, kiểu tóc, và phụ kiện.
Ứng dụng Reminders cũng đón nhận một sự thay đổi lớn. Khi bạn tag một người vào một nhắc nhở trên Reminders, bạn cũng sẽ nhận được thông báo khi liên lạc với người đó về nhắc nhở này.
Cập nhật nổi bật mới ở Maps là giao diện bản đồ chi tiết hơn và một shortcut ở màn hình chính có đánh dấu những địa điểm yêu thích hoặc đã được lưu. Khi nhấn vào một địa điểm trên bản đồ, bạn có thể nhìn 360 độ xung quanh nó qua một hình ảnh streetview thực tế, và có thể nhấn để di chuyển trong streetview đó. Ngoài ra, Maps cũng có thể gửi thời gian đến nơi dự kiến cho bạn bè của người dùng trong quá trình di chuyển.
Ứng dụng Photos cũng đã có thêm hệ lọc ảnh giúp phân loại ảnh theo ngày, tháng và năm, giúp người dùng có thể xem ảnh theo các mốc thời gian. Những ảnh này sẽ được phân cách bởi highlight reel hoặc một dãy ảnh/video được xem nhiều nhất.
Phiên bản thử nghiệm của iOS 13 đã chính thức ra mắt với các nhà phát triển phần mềm, và dự kiến chính thức đi vào sử dụng vào mùa thu.
Điều khoản bảo mật mới cho Homekit và mở quyền ứng dụng
Thông báo mới nhất của Apple về vấn đề bảo mật có lẽ là một tin xấu đối với những tin tặc. Giờ đây, người dùng có thể để tùy chọn khiến iOS chặn quyền truy cập địa điểm, bắt buộc các ứng dụng phải hỏi quyền truy cập địa điểm mỗi lần khởi động.
Ngoài ra, Apple cũng đang xây dụng một tính năng đăng nhập riêng sử dụng bộ nhận diện gương mặt Face ID cho các ứng dụng và dịch vụ. Để nâng cao mức độ bảo mật hơn nữa, người dùng thậm chí có thể lựa chọn ẩn email, và Apple sẽ tạo một địa chỉ email mới để chuyển tiếp các thông tin từ bên thứ 3 sang email thật của người dùng.
Các điều khoản bảo mật của HomeKit cũng đã được làm chặt hơn, với một chế độ bảo mật video giúp mã hóa dữ liệu video trước khi tải chúng lên đám mây. Với mở rộng này, người dùng sẽ có thể lưu trữ lượng video xuyên suốt 10 ngày mà không tốn dung lượng iCloud. Đồng thời, Apple đã liên kết với Linksys, Eero, và Charter Spectrum để mang lại chế độ mã hóa tương tự cho bộ định tuyến.
Giọng của Siri trở nên tự nhiên hơn, thêm tính năng cho CarPlay và AirPod
Với bộ chuyển text-to-speech (từ văn bản thành giọng nói) thay vì ghi âm giọng thật, từ giờ trợ lý ảo Siri sẽ có một giọng nói mới.
Thêm vào đó là việc mở rộng các hỗ trợ cho Siri trên các thiết bị Apple khác như AirPod. Qua AirPod, Siri có thể đọc các tin nhắn được gửi đến người dùng, giúp việc trả lời nhanh chóng hơn (tất nhiên là chỉ khi người dùng cho phép khởi động). Việc chia sẻ AirPod cũng hoàn toàn có thể với cập nhật mới nhất.
Còn đối với loa HomePod, thiết bị có thêm khả năng nhận diện các giọng nói khác nhau nhằm đưa ra các phản hồi có tính cá nhân hóa cao hơn. Khi di chuyển, người dùng có thể chạm iPhone vào HomePod để chuyển bài hát đang nghe dở từ loa sang điện thoại.
Siri cũng có thêm một vài tiện ích mới: Với các ứng dụng như Pandora và Waze, CarPlay sẽ giúp Siri gợi ý những lối đi tắt dựa trên hoạt động, ứng dụng liên quan và thiết bị ở nhà của người dùng.
OS riêng cho iPad
Apple đã chính thức công nhận nền tảng riêng của iPad với động thái chuyển đổi iOS thành hệ điều hành riêng cho iPad. Trong đó, người dùng có thể dễ dàng đổi ứng dụng trong chế độ Slide Over bằng cách kéo ứng dụng lên và đẩy qua bên; việc chia màn hình cũng khá dễ dàng – chỉ cần đặt các ứng dụng cạnh nhau. Người dùng cũng có thể chia màn hình trên cùng một ứng dụng – ví dụ như đọc 2 nhắc nhở hay so sánh 2 email cùng lúc.
Giao diện File mới nhìn tương tự như giao diện của macOS với định dạng cột và khả năng chia sẻ file qua iCloud. iPad cũng sẽ hỗ trợ cổng USB, và cáp USB nối giữa máy ảnh và máy tính. Một số cử chỉ để chỉnh sửa văn bản cũng đã được thêm vào macOS: nhấn với 3 ngón là kéo để sao chép, cắt hoặc dán; 3 ngón quẹt trái/phải là undo và redo.
macOS Catalina
Trong phiên bản mới của macOS, còn gọi là Catalina, Apple sẽ tách iTunes thành 3 ứng dụng riêng biệt: Music, Podcast, và TV. Trong đó, theo như thông báo tại hội thảo I/O của Apple vào tháng trước, Podcast sẽ giúp tìm chương trình và số tập dựa trên nội dung. Hai ứng dụng TV và Music sẽ có những icon màu ở cạnh, giúp người dùng lựa chọn theo thể loại và gợi ý.
Tính năng Sidecar mới của Apple cũng sẽ cho phép người dùng sử dụng iPad như một màn hình cảm ứng cho MacBooks, hỗ trợ cả kết nối có dây và không dây.
Mục tiêu tiếp theo của Apple với iOS và macOS là điều khiển bằng giọng nói, giúp người dùng có thể mở/tắt ứng dụng, thay đổi âm lượng, hay thậm chí là chỉnh sửa văn bản. Các dữ liệu giọng này sẽ được xử lý trực tiếp mà không cần tải lên đám mây.
Catalina cũng sẽ giới thiệu “Find My app”, một công cụ cho phép định vị thiết bị kể cả khi không có mạng, sử dụng kết nối Bluetooth thông qua đèn hiệu khi có các thiết bị Apple khác ở gần. Mac cũng sẽ sớm chào đón Screen Time, giúp giới hạn mạng dữ liệu giữa các thiết bị khi cần thiết.
Điểm mới cuối cùng của Catalina là dự án Catalyst (tên cũ “Marzipan”), một khung tham chiếu giúp các nhà phát triển chạy thử dụng ứng dụng iPad trên Mac. Để sử dụng Catalyst, chỉ cần chọn Mac trên Xcode để mở rộng hỗ trợ sang OS cho máy tính.
Lập trình nhanh hơn với SwiftUI
Các nhà phát triển sẽ chuẩn bị đón nhận một khung lập trình mới mang tên SwiftUI, giúp lập trình trên Apple nhanh hơn. Họ có thể đơn giản kéo thả nội dung vào bản thử nghiệm của ứng dụng, và xây dụng code mà không cần đánh máy thủ công.
Ngoài ra, SwiftUI còn hỗ trợ tự động cho các ngôn ngữ quốc tế (đọc từ phải sang trái), và darkmode. Khung lập trình này sẽ giúp các nhà phát triển tạo lập ứng dụng cho tất cả thiết bị sử dung Apple OS, từ Watch (đồng hồ), TV, cho tới iPad.
Apple tin rằng với SwiftUI, code sẽ ngắn hơn, giúp làm giảm khối lượng việc cho các lập trình viên, cũng như tạo chỗ cho việc thêm các tính năng mới.
Mac Pro mới với mức giá xa xỉ
WWDC không phải một sự kiện dành cho phần cứng, nhưng Apple đã giới thiệu chiếc Mac Pro mới tại đây. Về phần nhìn, Mac Pro mới trông có phần hơi thô kệch với các lỗ thoát khí ở trên và dọc các cạnh.
Mac Pro mới hỗ trợ bộ vi xử lý Intel Xcon với 28 nhân và bộ nhớ lên tới 1.5TB, thêm vào đó là 6 khay thẻ nhớ, 8 khay PCI, 3 cổng Thunderbolt, 2 cổng USB-C và 2 cổng USB-A. Đồ họa cũng có rất nhiều thay đổi, với module hỗ trợ AMD Radeon Ro 580X hoặc Radeon Pro Vega II, và có thể lên cấu hình thành 2 Vega II. Chip xử lý mới giúp Mac Pro mới có thể xử lý tới 3 dòng 8K hoặc 12 dòng 4K. Ngoài ra, người dùng cũng có thể thêm bánh xe vào bệ đỡ Mac Pro để di chuyển thiết bị một cách dễ dàng.
Mac Pro sử dụng màn hình LCD 32-inch với độ hiển thị Retina 6K và tỷ lệ tương phản 1.000.000:1. Apple gọi giao diện này là “Extreme Dynamic Range,” hay XDR, và có thể kết hợp 6 màn hình thành một độ hiển thị ảnh lên tới 120.000.000 pixel.
Tất nhiên, với toàn bộ cấu hình trên, giá của chiếc Mac Pro phiên bản 2019 có lẽ sẽ hơi cao với đa số người dùng. Một chiếc Mac Pro với Intel Xeon 8 nhân và bộ nhớ 32GB, 512GB SSD sẽ lên kệ ở mức giá 5.999 đô, còn Pro Display XDR được định giá ở mức 4.999 đô. Giá đỡ cho Mac Pro sẽ đươc bán riêng với giá 999 đô, và tất cả đều dự kiến sẽ lên kệ trong mùa thu này.
tvOS hỗ trợ đa người dùng
tvOS sẽ hỗ trợ các dịch vụ TV mới được công bố vào hồi tháng 3, cùng với một giao diện trang chủ hoàn toàn mới. Trang chủ này sẽ cho phép người dùng xem trước các chương trình và phim, tương tự như Amazon UX trên Fire TV và Twitch. Nhằm đẩy mạnh dịch vụ Apple Arcade sắp ra mắt, Apple khẳng định Apple TV sẽ hỗ trợ các thiết bị chơi game như Xbox One và PS4.
Ngoài ra, tvOS cũng sẽ hỗ trợ tính năng đa người dùng, đồng thời có khả năng đưa ra các gợi ý dựa trên lịch sử và sở thích xem phim. Cũng giống như iOS 13, ứng dụng nhạc UI sẽ cho chạy song song lời bài hát khi phát nhạc.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp