30/05/2019 19:34
9 bí mật dùng để thu hút khách hàng của "gã khổng lồ cà phê" Starbucks
Bright Side đã phân tích chiến lược của "gã khổng lồ cà phê" và tìm thấy một số bí mật mà Starbucks sử dụng để khiến khách hàng hâm mộ tới vậy.
1. Starbucks sử dụng đồ nội thất khác nhau để điều chỉnh số lượng khách hàng của mình.
Các fan hâm mộ của thương hiệu cà phê nổi tiếng này có lẽ đã nhận thấy rằng đôi khi Starbucks muốn bạn rời đi nhanh hơn, vì vậy họ sử dụng những chiếc ghế không thoải mái.
Bí mật nằm ở vị trí của quán cà phê. Nếu một quán Starbucks nằm ở một nơi đông đúc và có rất nhiều người ở đó, những chiếc ghế cực kỳ khó chịu - rất cứng và không có lưng. Điều này khiến cho bạn chỉ ngồi trong vòng 30 phút hoặc ít hơn để nhường chỗ cho một khách hàng mới. Còn những tiệm nằm ở những nơi vắng khách thường được bố trí ghê salon ấm áp, không gian ấm cúng nhằm giữ chân bạn lâu hơn.
2. Một thủ thuật tiếp thị lâu đời mang tên FOMO.
Trong tâm lý học, có một thuật ngữ được gọi là FOMO - nỗi sợ bị bỏ lỡ, đó là khi một khách hàng tiềm năng sợ bỏ lỡ một đợt giảm giá hoặc mua món đồ hot.
Quảng cáo truyền hình và phương tiện truyền thông xã hội đã làm cho nỗi sợ này phát triển mạnh. Một khách hàng thường xuyên nghĩ rằng, "mọi người đều uống loại Frappuccino giới hạn mới này còn tôi thì không".
Starbucks sử dụng những thủ thuật đó để đánh vào tâm lý của người tiêu dùng, và thường xuyên làm ra những đồ uống độc quyền, và cố gắng thuyết phục bạn rằng nếu bạn không thử dùng chúng ngay bay giờ, sẽ quá muộn để làm điều đó trong tuần tới.
3. Giá trên menu được viết theo một cách đặc biệt.
Trong các nhà hàng Starbucks, giá kết thúc bằng 5 hoặc 0. Điều này là do những con số này dễ dàng che giấu sự thay đổi về giá. Theo thống kê, khách hàng không nhận thấy giá tăng nếu giá đó không làm tròn. Bộ não của chúng ta làm tròn số tự động để che giấu những điểm không hoàn hảo.
4. Sử dụng ánh sáng để thu hút khách hàng
Starbucks sử dụng ánh sáng để khiến khách hàng mở ví và chi nhiều tiền hơn. Khi bạn vào một quán Starbucks, trong quán khá là tối, tuy nhiên khu vực tính tiền và các kệ trưng bày sản phẩm lại được bố trí đèn rất sáng. Mọi người phản ứng với các vật thể được chiếu sáng và mua hàng một cách không cần suy nghĩ.
Điều này giúp nhà hàng bắn 1 mũi tên trúng 2 đích: Ánh sáng dẫn bạn đến hướng đi cần thiết và nó cũng thu hút sự chú ý của bạn vào các sản phẩm mà nhà hàng muốn bán nhất.
5. Làm cà phê trở nên mạnh hơn khiến khách hàng chi tiền cho các loại đồ uống đắt tiền hơn.
Theo các chuyên gia, Starbucks rang hạt cà phê quá lâu. Kiểu rang như vậy được gọi là phong cách Ý và chỉ tuyệt vời khi dùng để pha espresso loại mạnh nhất. Hương vị của ly cà phê đó chỉ hợp với những người thích uống cà phê mạnh và những khách hàng còn lại phải mua frappuccino hoặc latte. Và rõ ràng là chúng đắt hơn. Vì thế khách hàng thường mua các loại cà phê dễ uống thay vì phải mua ly espresso rẻ tiền mà lại quá đắng.
6. Máy tính tiền được đặt theo cách khiến bạn chẳng muốn rời đi.
Starbucks đã mượn mánh khóe này từ các cửa hàng quần áo. Khu vực máy tính tiền nằm ở giữa hoặc ở phía xa hơn của quán cà phê. Điều này làm cho bạn phải đi qua nhiều các bàn và ghế mềm mại thoải mái. Khiến cho nhiều khách hàng muốn ở lại lâu hơn và uống một ít cà phê ngay cả khi họ không có dự định trước đó.
Có thể sau đó bạn có thể quyết định gọi thêm một ly cà phê hoặc một món tráng miệng, và dĩ nhiên bạn phải tiêu nhiền tiền hơn.
7. Khiến bạn cảm thấy đây là những sản phẩm cao cấp, và chỉ những người đặc biệt như bạn mới mua được.
Starbucks là một thương hiệu cao cấp. Họ bán sản phẩm cho những người có thu nhập trung bình đến cao. Điều này có nghĩa là khách hàng là những người có khả năng chi trả rất nhiều cho những thứ đơn giản (cà phê, đồ nướng, v.v.).
Trong tiếp thị, có ngay cả một thuật ngữ, "hiệu ứng Starbucks", đó là khi một công ty tạo ra hình ảnh của mình với một cái tên trông có vẻ cao cấp và bán sản phẩm ra với giá cao hơn thị trường.
Nhưng mọi người không cảm thấy tức giận về điều này, họ thoải mái trả tiền cho các sản phẩm này. Và nó không phải là về chất lượng của cà phê hay không gian ở đó. Nhiều người cho rằng họ mua là do những thứ này là độc quyền và không phải ai cũng mua được nó, và họ sẽ ghé thăm lại.
8. Sức mạnh của thương hiệu đánh thức ý thức chung của chúng ta.
Starbucks đã chi rất nhiều tiền cho quảng cáo. Chỉ trong năm trước, họ đã chi 260 triệu USD cho quảng cáo. Số tiền lớn nhất được chi cho việc tăng lòng trung thành của khách hàng - giờ đây Starbucks là từ đồng nghĩa với cà phê và ngược lại. Điều đó đúng với câu chuyện gần đây về bộ phim Game of Thrones.
Phần 8, tập 4 của bộ phim ăn khách này đã mang lại 2,3 tỷ USD cho Starbucks. Và tất cả chỉ vì một lỗi đơn giản: một trong số các thành viên trong đoàn làm phim đã quên một cốc cà phê trên phim trường và mọi người nghĩ rằng đó là một cốc Starbucks, nhưng thực tế đó là một cốc nhựa bình thường, nhưng kỳ lạ thay ai nhìn vào cũng nghĩ về Starbucks đầu tiên.
9. Thương hiệu mạnh đến nỗi người tiêu dùng chỉ tin vào quảng cáo
Một người dùng Reddit nói với độc giả rằng tất cả các tiệm bánh Starbucks đều sử dụng thực phẩm đông lạnh. Thật đáng ngạc nhiên khi nhiều người không biết về điều đó. Nó không có nghĩa là tiệm bánh không ngon, chỉ là nó không được mới và nó được bán với giá cao bất hợp lý.
Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền hoặc bạn chỉ muốn ăn bánh nướng vừa mới ra lò, Starbucks không phải là lựa chọn tốt nhất của bạn.
Advertisement
Advertisement