04/02/2020 13:50
5 cảm nhận về khảo sát ngành PR và truyền thông Châu Á Thái Bình Dương
Dưới đây là chia sẻ về tình hình của ngành PR trong khu vực, được viết bởi Tiến sĩ Clāra Ly-Le MPRCA, Giám đốc điều hành của EloQ Communications và thành viên hội đồng Tổ chức Quan hệ Công chúng và Truyền thông Đông Nam Á (PRCA SEA).
TS Clāra được mời đưa ra ý kiến cho Bảng Khảo sát ngành PR và Truyền thông Châu Á Thái Bình Dương, là một nguồn dữ liệu và phân tích cực kì có giá trị về ngành quan hệ công chúng.
Thưa bà, liệu đa dạng văn hóa sẽ làm nên sự sáng tạo?
Tiến sĩ Clāra Ly-Le: Tôi không ngạc nhiên khi thấy dữ liệu về sự đa dạng chủng tộc, quốc tịch và ngôn ngữ của ngành PR. Tôi tin rằng hầu hết những người hành nghề PR (quan hệ công chúng) trong khu vực châu Á mà tôi từng gặp đều thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng Anh, và tôi nghĩ rằng càng biết nhiều ngôn ngữ thì càng tốt – vì suy cho cùng đây cũng là ngành công nghiệp toàn cầu.
Việc có một nguồn nhân lực đa dạng là rất quan trọng, nó không chỉ gia tăng khả năng sáng tạo, mà còn giúp các PR agency hiểu được cơ sở khách hàng đa dạng hơn, và cung cấp dịch vụ cho nhiều người hơn.
Về tổng quan, tôi nghĩ đây là ngành nghề cởi mở và chào đón sự đa dạng văn hóa hơn các ngành khác, và tôi tin rằng bất kể lý lịch, trình độ học vấn, gia cảnh hoặc bất lợi của mỗi cá nhân, miễn là họ có thái độ tích cực và tinh thần học hỏi, họ có thể thành công trong lĩnh vực quan hệ công chúng.
Bà có nghĩ sự hài lòng của khách hàng nên là ưu tiên hàng đầu?
Tôi tin chắc rằng PR cần phải được xem là một nghề nghiệp, thay vì chỉ là một ngành công nghiệp. Nếu không phải như vậy thì là gì? PR cần được xem là một nghề tạo ra hình ảnh tích cực và khuyến khích những người hành nghề làm việc một cách có trách nhiệm và có tính chiến lược.
Việc đánh giá hiệu quả chiến dịch tuy rất quan trọng, nhưng tôi nghĩ tất cả các phương pháp đánh giá đều mang tính tương đối. Thước đo tốt nhất là dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng, nhưng mỗi khách hàng có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Rất khó để chỉ ra phương thức nào là phù hợp nhất cho đến khi làm việc với khách hàng.
Bà định nghĩa như thế nào về bản chất vỗn có của ngành PR?
Nhìn vào sự thay đổi mức độ ưu tiên của các công việc hằng ngày của người làm PR, tôi dự đoán rằng tầm quan trọng của mạng xã hội và tiếp thị số sẽ tiếp tục gia tăng, và sẽ được bình chọn làm công việc chính của hơn 50% người tham gia khảo sát trong các bản khảo sát tương lai. Nhưng tôi không nghĩ điều này có nghĩa chúng ta phải cạnh tranh với các agency quảng cáo và kỹ thuật số, mà chúng ta nên làm việc chặt chẽ cùng nhau.
Về những công việc dần trở nên ít quan trọng hơn, tôi đồng ý rằng hiện nay khuyến mãi không còn liên quan nhiều đến PR. Ngành PR, về bản chất, là xây dựng và duy tri danh tiếng, không phải gia tăng doanh số một cách trực tiếp. Công việc đó thuộc về tiếp thị marketing. Sự hiểu lầm đó đã đi quá xa, nhưng hiện tại chúng ta có vẻ như đã quay trở lại với bản chất vốn dĩ của PR.
Các nhà tuyển dụng cần cân nhắc gì khi nghĩ về phúc lợi của nhân viên?
Tôi lấy làm ngạc nhiên và khá buồn xem những dữ liệu về tình trạng thiếu hụt an sinh và phúc lợi cho những người hành nghề PR. Nhà tuyển dụng cần đem lại những phúc lợi như kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, theo dõi tình trạng căng thẳng, và cơ hội để thư giãn và hoà nhập.
Nhưng đó là một vấn đề phức tạp. Chúng ta cần phải chấp nhận rằng căng thẳng và áp lực, ở một mức độ nào đó, là điều không tránh khỏi khi làm công việc đòi hỏi bạn phải sẵn sàng phản hồi khách hàng kể cả cả ngoài giờ làm việc, và phản ứng nhanh trước mọi tình huống khó khăn. Điều này thường rất không tốt cho sức khỏe, và các nhà lãnh đạo ngành PR cần bàn bạc về các chính sách và giải pháp để khắc phục vấn đề này.
Bà có cho rằng các công ty cần khen thưởng và định hướng phát triển nhân viên một cách công bằng?
Tôi khá tò mò về những dấu hiệu cho thấy có khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ trong ngành PR theo bảng khảo sát. Điều này có thể do đàn ông thường nắm giữ vị trí cấp cao hoặc quản lý. Tuy nhiên, nếu nhìn vào hai người ở cùng một vị trí nhưng mức lương khác biệt thì đó lại là một vấn đề nghiêm trọng.
Là một nhà quản lý, tôi thích trao cho nhân viên phần thưởng và cơ hội để phát triển bằng các khóa đào tạo và huấn luyện, hơn là chỉ tăng lương theo phần trăm. Tôi nghĩ đây là cách tốt để đầu tư cho nhân viên và giúp họ cảm thấy vui vẻ. Nếu vấn đề chỉ đơn thuần là bạn được tăng bao nhiêu phần trăm lương, thì điều đó sẽ dễ dàng khiến nhân viên không hài lòng và nghỉ việc.
Xin cảm ơn Tiến sĩ Clāra Ly-Le!
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp