Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm TP.HCM tăng gần 20% trong năm 2022

Báo cáo ngành hàng

20/12/2022 11:28

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của TP.HCM năm 2022 ước tăng 17,3%; trong đó, 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm ước tăng 19,92% so cùng kỳ, cao hơn 2,6 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

Theo báo cáo của Sở Công Thương TP.HCM, nhóm ngành hóa dược - cao su - nhựa, chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 26,5%. Sản lượng công nghiệp ngành hóa dược tăng khá do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân sau dịch và chăm sóc xã hội tăng lên.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất và chế biến nhựa có triển vọng thuận lợi hơn từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với những cơ hội mở ra cho cả xuất khẩu, nhập khẩu và thu hút đầu tư. Nhờ đó, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang có mặt tại gần 160 thị trường trên thế giới, theo thống kê, trong xuất khẩu ngành hóa dược - cao su - nhựa trong 10 tháng năm 2022 ước đạt 463,2 triệu USD, tăng 30,6% so cùng kỳ.

4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm TP.HCM tăng gần 20% trong năm 2022 - Ảnh 1.

Công nhân làm việc tại Khu Công nghiệp Linh Trung 1, TP.HCM. Ảnh: TTXVN

Đối với nhóm ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 28,2% nhờ các hoạt động xã hội như giải trí ngoài trời, nhà hàng, du lịch khách sạn đã mở cửa trở lại từ đầu năm, thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất đồ uống và thực phẩm chế biến, theo VnEconomy.

Nhóm ngành cơ khí có chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 11,3%. Hiện nay, Thành phố đang tập trung phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn, giảm thiểu sản phẩm cơ khí gia công đơn thuần. Ưu tiên phát triển các nhóm ngành: cơ khí khuôn mẫu; máy móc thiết bị điện; máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp chế biến.

Các nhóm ngành cơ khí được khuyến khích phát triển gồm: sản xuất dụng cụ gia đình; sản xuất máy công cụ; sản xuất máy động lực; sản xuất dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ. Bên cạnh đó, Thành phố đã phát triển một số sản phẩm cơ khí tiêu biểu, có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, bao gồm: Cơ khí khuôn mẫu; Cơ khí công nghệ cao; Máy móc thiết bị và phụ tùng,…

Trong khi đó, nhóm ngành sản xuất hàng điện tử chịu nhiều tác động từ giá nguyên liệu tăng, chuỗi cung ứng sản xuất linh kiện bị có thời điểm gián đoạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành đã nổ lực duy trì chuỗi cung ứng, chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 5,8% (cùng kỳ giảm 17,8%).

Nhìn chung, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tăng 17,3% so cùng kỳ; trong đó 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm ước tăng 19,92% so cùng kỳ, cao hơn 2,6 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

Theo đánh giá của Sở Công Thương TP.HCM, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trở lại cho thấy xu hướng phục hồi ngày trở nên rõ nét hơn của kinh tế Thành phố.

Bên cạnh đó, Thành phố đang đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; đồng thời triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển về số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu, thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2022 - 2023…

Ngoài ra, nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp mở rộng sản xuất bù lại khoảng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên kết quả sản xuất công nghiệp chung của Thành phố có chiều hướng phát triển tốt.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM đánh giá: nhìn chung, ngành công nghiệp đang bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch, dù còn nhiều khó khăn, thách thức về quá trình phục hồi sản xuất nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn đã ổn định, các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất chuyển biến tích cực, đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu, theo Chinhphu.vn.

Tuy nhiên, chi phí sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các chi phí đầu vào tăng là một trong những khó khăn lớn đặt ra cho nền kinh tế nói chung và các ngành sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, song nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt để duy trì sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng thông suốt; đồng thời, các doanh nghiệp thực hiện đảm bảo chuỗi hoạt động sản xuất ngay từ đầu năm.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement