Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

3 người chết trong cuộc biểu tình ở Ấn Độ, chính phủ cắt đứt điện thoại, Internet

Vĩ mô

20/12/2019 11:11

Làn sóng phản đối dự luật công dân, được cho là phân biệt đối xử với người Hồi giáo, đã lan ra khắp Ấn Độ, chính phủ phải ra lệnh giới nghiêm.

  Chiều 19-12, đúng với dự đoán của giới quan sát, chính quyền Ấn Độ đã ban bố lệnh giới nghiêm, cấm người dân tụ tập tại nhiều địa điểm trước sự lan rộng của các cuộc biểu tình phản đối Luật quốc tịch sửa đổi (CAA).

Chiều 19-12, đúng với dự đoán của giới quan sát, chính quyền Ấn Độ đã ban bố lệnh giới nghiêm, cấm người dân tụ tập tại nhiều địa điểm trước sự lan rộng của các cuộc biểu tình phản đối Luật quốc tịch sửa đổi (CAA).

  Tại thủ đô New Delhi, lệnh giới nghiêm được áp dụng xung quanh Red Fort (một di tích lịch sử và là điểm du lịch nổi tiếng tại Old Delhi). 14 ga tàu điện ngầm cũng đã phải đóng cửa.

Tại thủ đô New Delhi, lệnh giới nghiêm được áp dụng xung quanh Red Fort (một di tích lịch sử và là điểm du lịch nổi tiếng tại Old Delhi). 14 ga tàu điện ngầm cũng đã phải đóng cửa.

  Bang đông dân nhất Ấn Độ Uttar Pradesh nối gót New Delhi áp dụng điều luật này. Trước đó, ngày 18-12, bang miền nam Karnataka đã quyết định thực thi điều 144 trong vòng 3 ngày để ngăn chặn biểu tình. Dịch vụ Internet ở nhiều nơi trên cả nước, bao gồm toàn bộ bang Đông Bắc Assam tiếp tục bị chặn, AFP cho biết thêm.

Bang đông dân nhất Ấn Độ Uttar Pradesh nối gót New Delhi áp dụng điều luật này. Trước đó, ngày 18-12, bang miền nam Karnataka đã quyết định thực thi điều 144 trong vòng 3 ngày để ngăn chặn biểu tình. Dịch vụ Internet ở nhiều nơi trên cả nước, bao gồm toàn bộ bang Đông Bắc Assam tiếp tục bị chặn, AFP cho biết thêm.

  Lệnh giới nghiêm được đưa ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống CAA đã biến thành bạo lực và lan ra gần như toàn quốc. Nhiều sinh viên đã bãi khóa, xuống đường biểu tình cùng người dân và cho rằng luật nhập tịch mới là vi hiến và phân biệt tôn giáo.

Lệnh giới nghiêm được đưa ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống CAA đã biến thành bạo lực và lan ra gần như toàn quốc. Nhiều sinh viên đã bãi khóa, xuống đường biểu tình cùng người dân và cho rằng luật nhập tịch mới là vi hiến và phân biệt tôn giáo.

Luật quốc tịch sửa đổi được Quốc hội Ấn Độ thông qua ngày 11/12 vừa qua. Theo đó cho phép những người Pakistan, Afghanistan và Bangladesh theo đạo Hindu, đạo Sikh vượt biên vào Ấn Độ trước ngày 31/12/2014 được nhập tịch, nhưng kiên quyết nói không với những người theo Hồi giáo.
Luật quốc tịch sửa đổi được Quốc hội Ấn Độ thông qua ngày 11/12 vừa qua. Theo đó cho phép những người Pakistan, Afghanistan và Bangladesh theo đạo Hindu, đạo Sikh vượt biên vào Ấn Độ trước ngày 31/12/2014 được nhập tịch, nhưng kiên quyết nói không với những người theo Hồi giáo.
Bất chấp lệnh cấm tụ tập nơi công cộng do chính phủ ban hành, người dân Ấn Độ vẫn xuống đường ở nhiều nơi trên đất nước để bày tỏ sự phản đối với Dự luật Công dân Sửa đổi (CAB) - được cho là mang tính phân biệt rõ ràng với người Hồi giáo - do chính phủ của Thủ tướng Modi đề xuất và đã được hai viện quốc hội thông qua. 
Bất chấp lệnh cấm tụ tập nơi công cộng do chính phủ ban hành, người dân Ấn Độ vẫn xuống đường ở nhiều nơi trên đất nước để bày tỏ sự phản đối với Dự luật Công dân Sửa đổi (CAB) - được cho là mang tính phân biệt rõ ràng với người Hồi giáo - do chính phủ của Thủ tướng Modi đề xuất và đã được hai viện quốc hội thông qua. 
Dự luật này sẽ cấp quyền công dân Ấn Độ cho những người tị nạn không phải Hồi giáo đến từ 3 nước Pakistan, Afghanistan và Bangladesh. Người biểu tình cho rằng dự luật là vi hiến vì hiến pháp Ấn Độ quy định mọi người, mọi sắc tộc và tôn giáo đều bình đẳng.
Dự luật này sẽ cấp quyền công dân Ấn Độ cho những người tị nạn không phải Hồi giáo đến từ 3 nước Pakistan, Afghanistan và Bangladesh. Người biểu tình cho rằng dự luật là vi hiến vì hiến pháp Ấn Độ quy định mọi người, mọi sắc tộc và tôn giáo đều bình đẳng.
Sau khi biểu tình và bạo động nổ ra ở các bang phía đông là Assam và Kerala giáp Bangladesh trong tuần trước, làn sóng biểu tình hiện đã lan tới tận thủ đô New Delhi. Chính phủ đã yêu cầu các nhà cung cấp mạng viễn thông tạm ngưng dịch vụ ở một số địa điểm, điều trớ trêu là trước đó chính quyền thành phố có kế hoạch ra mắt việc phủ sóng wifi miễn phí bắt đầu ngày 19/12. 
Sau khi biểu tình và bạo động nổ ra ở các bang phía đông là Assam và Kerala giáp Bangladesh trong tuần trước, làn sóng biểu tình hiện đã lan tới tận thủ đô New Delhi. Chính phủ đã yêu cầu các nhà cung cấp mạng viễn thông tạm ngưng dịch vụ ở một số địa điểm, điều trớ trêu là trước đó chính quyền thành phố có kế hoạch ra mắt việc phủ sóng wifi miễn phí bắt đầu ngày 19/12. 
Nhiều người dân Ấn Độ lo ngại dự luật CAB sẽ là bước đầu tiên trong kế hoạch đăng ký công dân toàn quốc (NRC) mà Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah - đồng minh thân cận của ông Modi - từng cam kết sẽ tiến hành thực hiện. Theo kế hoạch này, mỗi công dân Ấn Độ phải chứng minh mình đang sinh sống hợp pháp tại quốc gia này
Nhiều người dân Ấn Độ lo ngại dự luật CAB sẽ là bước đầu tiên trong kế hoạch đăng ký công dân toàn quốc (NRC) mà Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah - đồng minh thân cận của ông Modi - từng cam kết sẽ tiến hành thực hiện. Theo kế hoạch này, mỗi công dân Ấn Độ phải chứng minh mình đang sinh sống hợp pháp tại quốc gia này
Tại thủ đô New Delhi, các mạng xã hội như TikTok hay Instagram đều không thể truy cập. Chính phủ xác định đây là nền tảng để người biểu tình, đặc biệt là sinh viên, sử dụng nhằm tuyên truyền các quan điểm chống lại dự luật công dân mới. Nhiều người đã bị cảnh sát tạm giữ, trong đó có cả một học giả viết tiểu sử Gandhi.
Tại thủ đô New Delhi, các mạng xã hội như TikTok hay Instagram đều không thể truy cập. Chính phủ xác định đây là nền tảng để người biểu tình, đặc biệt là sinh viên, sử dụng nhằm tuyên truyền các quan điểm chống lại dự luật công dân mới. Nhiều người đã bị cảnh sát tạm giữ, trong đó có cả một học giả viết tiểu sử Gandhi.
Làn sóng phản đối lan rộng sau ngày 18/12, khi Tòa án Tối cao Ấn Độ từ chối hoãn kế hoạch áp dụng Dự luật Công dân Sửa đổi. Các nhà phân tích nhận định chính phủ của Thủ tướng Modi đã hoàn toàn bất ngờ trước sự nghiêm trọng của vấn đề.
Làn sóng phản đối lan rộng sau ngày 18/12, khi Tòa án Tối cao Ấn Độ từ chối hoãn kế hoạch áp dụng Dự luật Công dân Sửa đổi. Các nhà phân tích nhận định chính phủ của Thủ tướng Modi đã hoàn toàn bất ngờ trước sự nghiêm trọng của vấn đề.
Làn sóng biểu tình nổ ra tại ít nhất 15 thành phố lớn trên toàn quốc. Ngay cả khi ông Modi quyết định tước quyền tự trị của bang Hồi giáo Jammu và Kashmir hồi tháng 8, cũng có rất ít người xuống đường phản đối.
Làn sóng biểu tình nổ ra tại ít nhất 15 thành phố lớn trên toàn quốc. Ngay cả khi ông Modi quyết định tước quyền tự trị của bang Hồi giáo Jammu và Kashmir hồi tháng 8, cũng có rất ít người xuống đường phản đối.
Ngay cả các em nhỏ cũng ra đường để phản đối dự luật gây tranh cãi. Việc biểu tình khiến tình trạng giao thông ở thủ đô Delhi tắc nghẽn, một số trường học đã phải đóng cửa.
Ngay cả các em nhỏ cũng ra đường để phản đối dự luật gây tranh cãi. Việc biểu tình khiến tình trạng giao thông ở thủ đô Delhi tắc nghẽn, một số trường học đã phải đóng cửa.
  AFP bình luận việc sửa đổi luật nhập tịch cho thấy chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đang muốn biến Ấn Độ trở thành một quốc gia Hindu giáo đúng nghĩa. 

AFP bình luận việc sửa đổi luật nhập tịch cho thấy chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đang muốn biến Ấn Độ trở thành một quốc gia Hindu giáo đúng nghĩa. 

Hiến pháp Ấn Độ đảm bảo sự bình đẳng cho tất cả mọi người theo sắc tộc, tôn giáo, nhưng những động thái của chính phủ có thiên hướng dân tộc Ấn Độ giáo của ông Modi, tiêu biểu như việc tước quyền tự trị của bang Jammu và Kashmir, rồi ban hành đạo luật công dân gây tranh cãi, khiến cho cộng đồng Hồi giáo cảm thấy bị đe dọa.
Hiến pháp Ấn Độ đảm bảo sự bình đẳng cho tất cả mọi người theo sắc tộc, tôn giáo, nhưng những động thái của chính phủ có thiên hướng dân tộc Ấn Độ giáo của ông Modi, tiêu biểu như việc tước quyền tự trị của bang Jammu và Kashmir, rồi ban hành đạo luật công dân gây tranh cãi, khiến cho cộng đồng Hồi giáo cảm thấy bị đe dọa.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement