Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

2019 là năm đầy khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam

Giá cả hàng hóa

25/12/2019 15:37

2019 là năm khó khăn với ngành tiêu Việt Nam khi giá bán giảm, tăng trưởng chậm. Xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 267.309 tấn hạt tiêu, tương đương 674,27 triệu USD, giá trung bình 2.522,4 USD/tấn, tăng 21,3% về lượng nhưng giảm 6,2% về kim ngạch và giảm 22,7% về giá so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2019 tiếp tục là năm rất khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam khi giá bán giảm, tăng trưởng chậm. Xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn do giá ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu hạt tiêu sang Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 48.062 tấn, tương đương 131,66 triệu USD, chiếm 18% trong tổng lượng và chiếm 19,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng 17,5% về lượng nhưng kim ngạch giảm 7,8% so với cùng kỳ, giá giảm 21,5%, đạt 2.739,4 USD/tấn.

2019 là năm đầy khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam.
2019 là năm đầy khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam.

Xuất khẩu hạt tiêu sang EU chiếm 11,8% trong tổng lượng và chiếm 14,2% trong tổng kim ngạch, đạt 31.671 tấn, tương đương 95,43 triệu USD, tăng 22,8% về lượng nhưng giảm 3,1% về kim ngạch, giá giảm 21,1%, đạt 3.013,3 USD/tấn.

Xuất khẩu sang Ấn Độ mặc dù tăng 1,5% về lượng, nhưng vẫn giảm 21,4% về kim ngạch và giảm 22,6% về giá so với cùng kỳ, đạt 19.232 tấn, tương đương 46,43 triệu USD, giá 2.414,2 USD/tấn, chiếm 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.

Thị phần hạt tiêu xuất khẩu tại các thị trường

Hạt tiêu xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung tăng mạnh 43,4% về lượng nhưng chỉ tăng 9% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 17.810 tấn, tương đương 45,28 triệu USD, chiếm gần 7% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước.

Trong 11 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu hạt tiêu sang toàn bộ các thị trường đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2018, vì vậy có rất nhiều thị trường tăng mạnh về lượng xuất khẩu nhưng kim ngạch lại giảm ở hầu hết các thị trường, riêng thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch, với mức tăng tương ứng 89,4% và 46%, đạt 4.804 tấn, tương đương 10,23 triệu USD.

Bên cạnh đó, một số thị trường cũng tăng mạnh về khối lượng như: Đức tăng 40,8% về lượng và tăng 9% về kim ngạch, đạt 10.510 tấn, tương đương 30,33 triệu USD; Thái Lan tăng 34,8% về lượng và tăng 0,7% về kim ngạch, đạt 6.494 tấn, tương đương 19,47 triệu USD; Nga tăng 40,6% về lượng và tăng 10,3% về kim ngạch, đạt 5.427 tấn, tương đương 11,82 triệu USD.

Thị phần hạt tiêu xuất khẩu tại các thị trường
Thị phần hạt tiêu xuất khẩu tại các thị trường

Ngược lại, các thị trường sụt giảm mạnh cả lượng và kim ngạch gồm có: Singapore giảm 54,3% về lượng và giảm 64,2% về kim ngạch, đạt 795 tấn, tương đương 2,03 triệu USD; Australia giảm 20,5% về lượng và giảm 34,9% về kim ngạch, đạt 1.634 tấn, tương đương 5,42 triệu USD; Bỉ giảm 20,5% về lượng và giảm 33,4% về kim ngạch, đạt 356 tấn, tương đương 1,25 triệu USD.

Việt Nam hiện có khoảng 100.000 ha hồ tiêu cho thu hoạch với năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ha, tương đương sản lượng khoảng 247.000 tấn. Tuy nhiên, trong khi giá vẫn ở mức thấp thì chi phí sản xuất lại tăng khoảng 10% so với năm 2017.

Hiện nay, nhu cầu hồ tiêu trên thế giới khoảng 510.000 tấn/năm, bình quân mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu thế giới tăng 8 - 10%. Năm 2018, sản lượng hồ tiêu toàn cầu đạt 557.000 tấn, dự kiến đến hết năm 2019 đạt khoảng 602.000 tấn. Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung, do đó, giá tiêu có thể còn mất ổn định trong một thời gian nữa.

Trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu. Hiệp định CPTPP có 9 nước cam kết xóa bỏ ngay lập tức thuế quan gồm: Australia, New Zealand, Canada, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile, Peru, Nhật Bản. Riêng thị trường Mexico cam kết xóa bỏ thuế theo lộ trình 16 năm đối với mặt hàng hồ tiêu xanh.

Đáng chú ý, trong các nước CPTPP, chỉ có Malaysia là nước có sản xuất hạt tiêu đáng kể, tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 3% lượng xuất khẩu toàn cầu. Do vậy, hồ tiêu Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khá lớn trong các nước CPTPP (đặc biệt là đối với 3 nước chưa có FTA với Việt Nam là Canada, Mexico và Peru).

Đối với Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu (mã HS 0904) ngay khi hiệp định có hiệu lực. EVFTA có hiệu lực sẽ là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước EU (đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế từ 5 - 9%). Để có thể tận dụng tốt các cơ hội nêu trên, doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu thông tin về các FTA để nắm vững cam kết giữa Việt Nam và các thị trường đối tác, đặc biệt là các thông tin về ưu đãi thuế quan, các yêu cầu về chất lượng, quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Trên thực tế, giá bán hồ tiêu sẽ phụ thuộc vào chủng loại hạt cũng như chất lượng của hạt (nếu cùng chủng loại). Vì vậy, để nâng giá bán, biện pháp cốt lõi nằm ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch. Ngành hồ tiêu cần đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, chú trọng về chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và tham gia vào các thị trường có giá trị gia tăng cao để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

Các chuyên gia cho rằng, trước sự phát triển nóng như hiện nay cần tái cơ cấu lại ngành hồ tiêu Việt Nam; trong đó, vấn đề mấu chốt đầu tiên là giảm diện tích. Những diện tích trước đây không đủ điều kiện trồng tiêu mà người nông dân vẫn phát triển dẫn đến sâu bệnh, năng suất thấp nên chuyển đổi trồng những cây khác hiệu quả hơn.

Ngoài ra, hiện nay hồ tiêu chủ yếu xuất khẩu thô, tỷ lệ tiêu trắng, tiêu nghiền quá thấp so với nguyên liệu xuất thô. Ngành công nghiệp chế biến hồ tiêu phải hướng tới tạo ra sản phẩm mang tính chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng, giúp giá tiêu cao hơn…

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement