25/12/2019 11:51
13 hãng công nghệ đình đám một thời đã “biến mất” sau một thập kỷ
Vertu, Blockbuster, Solyndra, Palm, Compaq là những thương hiệu đã từng nổi tiếng nhưng hình ảnh thương hiệu này gần như biến mất trong một thập kỷ qua.
Trong những năm 2010 là một thập kỷ chuyển đổi lớn cho ngành công nghệ. Những tiến bộ trong công nghệ đã đưa gần như mọi ngành công nghiệp trực tuyến cũng như là sự phát triển của các thiết bị di động và các phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi căn bản cách người tiêu dùng và doanh nghiệp tương tác.
Cũng trong những năm 2010 đến nay một số các công ty không thể theo kịp sự thay đổi công nghệ địa chấn.
Hàng chục công ty cao cấp đã ngưng hoạt động trong thập kỷ qua. Trong khi một số công ty đã phải chịu chung số phận vì sự phụ thuộc vào công nghệ lạc hậu, thì những công ty mới khởi nghiệp đã thu hút hàng triệu người trước khi phát triển.
Các công ty công nghệ và truyền thông này hiện đang đồng nghĩa với sự lỗi thời, nhưng sự suy giảm và thất bại của họ có thể cung cấp những bài học quý giá về cách các ngành công nghiệp thay đổi nhanh chóng và những gì xảy ra với các thực thể không theo kịp.
Dưới đây là 13 trong số các công ty công nghệ đáng chú ý nhất ngừng hoạt động trong thập kỷ qua, theo Business Insider.
1. Blockbuster
Năm thành lập: 1985
Định giá cao nhất: 8.4 tỷ USD vào năm 1994
Tuyên bố phá sản: Tháng 9/2010
Năm 2000, nhà sáng lập Reed Hastings của công ty còn non trẻ Netflix đã tới Dallas để đề xuất hợp tác với gã khổng lồ Blockbuster. Theo đó, Netflix sẽ sử dụng kho video của Blockbuster online và quảng cáo thương hiệu cho hãng. Đổi lại, Blockbuster sẽ cung cấp dịch vụ Netflix trong các cửa hàng của mình.
Khi đề xuất ý tưởng này, ông Reed Hasting đã bị CEO John Antioco và ban điều hành Blockbuster cười nhạo. Sau đó 10 năm, Blockbuster phá sản còn Netflix hiện là công ty có tổng giá trị khoảng 28 tỷ USD (ước tính vào năm 2014), cao gấp 10 lần so với tổng giá trị của Blockbuster vào thời đỉnh cao.
2. Solyndra
Thành lập: 2005
Doanh thu cao nhất: 140 triệu USD trong năm 2010
Tuyên bố phá sản: 2011
Ngày 31/8/2011, Solyndra nộp đơn xin phá sản, đóng cửa nhà máy và sa thải hơn 1.100 nhân viên, Solyndra trở thành công ty năng lượng Mặt Trời thứ ba của Mỹ bị đổ vỡ trong tháng 8/2011. Hai công ty bị phá sản trước Solyndra là Evergreen Solar ở bang Massachusets và Công ty Spectra Watt ở bang New York.
Đây là ba công ty sản xuất 20% khối lượng sản phẩm tấm pin Mặt Trời hàng năm của nước Mỹ.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự phá sản của các công ty năng lượng Mặt Trời của Mỹ là do giá các sản phẩm năng lượng Mặt Trời giảm mạnh.Giá môđun năng lượng Mặt Trời trên thị trường thế giới trong ba năm qua đã giảm từ 3,5 USD/w xuống chỉ còn 1,43 USD/w.
Giá Polysilicon, nguyên liệu chính để làm ra các tấm pin Mặt Trời, trên thị trường thế giới, cũng đã giảm tới 89% , từ 475 USD/kg ở thời điểm tháng 2/2008 xuống 52 USD/kg ở thời điểm 2011.
3. Palm
Thành lập: 1992
Định giá cao nhất: 53,3 tỷ USD năm 2000
Tuyên bố phá sản: 2011
Công ty này tập trung vào việc sản xuất thiết bị PDA và các thiết bị điện tử khác. Ngoài PDA, thương hiệu này còn được biết đến với nền tảng webOS cho smartphone.
Vào năm 2010, Palm bị mua lại bởi HP với giá 1,2 tỷ USD. HP tiếp tục tạo ra một dòng sản phẩm webOS nhưng không có tên Palm. Sau khi doanh số bán hàng thấp, HP đã chấm dứt sản xuất các sản phẩm Palm và thương hiệu này gần như không còn sử dụng vào năm 2011, chấm dứt lịch sử 19 năm hoạt động.
Thành lập: 1982
Định giá cao nhất : 40 tỷ USD năm 2000
Thương hiệu bị biến mất từ 2013
Vào đầu thế kỉ 21, Compaq chiếm 20% doanh số bán máy tính cá nhân tại Hoa Kỳ. Năm 2001, Compaq được xếp thứ 24 trên danh sách các thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Vào tháng chín cùng năm đó, Hewlett Packard tuyên bố mua 25 tỷ USD cổ phiếu của Compaq.
Doanh số của cả hai công ty cùng giảm và sự sáp nhập này là nỗ lực của họ để cạnh tranh với International Business Machines. Tuy nhiên, các vấn đề về quản lý và thị trường máy tính biến động đã dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng của hai công ty này.
Tháng năm 2013, HP tuyên bố sẽ xóa bỏ nhãn hiệu HP Compaq và thương hiệu Compaq sẽ chỉ được sử dụng cho các sản phẩm cấp thấp. Theo đại diện bán hàng của HP ở Wal-Mart, các cửa hàng vẫn cung cấp máy tính Compaq những HP đã không còn bán máy tính Compaq nữa.
Thành lập: 1995
Định giá cao nhất: 2,3 tỷ USD năm 1999
Chính thức đóng cửa: 2013
Là một trong những công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên Internet, Alta Vista được phát triển bởi Digital Equipment Corporation và ra mắt vào tháng 12/1995.
Thành lập: 2000
Định giá cao nhất: 297 triệu USD trong năm 2005
Chính thức đóng cửa: 2016
Trang mạng xã hội Friends Reunited là một trong những trang mạng xã hội đầu tiên trên thế giới được ra mắt vào năm 2000 khi ông chủ Facebook là Mark Zuckerberg vừa mới 15 tuổi đã phải tuyên bố đóng cửa.
Người sáng lập ra trang mạng xã hội này là ông Steve Pankhurst viết rằng thế giới hiện đã khác và trang Friends Reunited đã từ lâu không thể cạnh tranh được với các trang mạng xã hội khác như Facebook, Instagram hay Twitter.
Ông Pankhurst cho rằng trang mạng xã hội này vẫn hữu ích với một số người nhưng sẽ không thể tiếp tục tồn tại. Theo ông thì "Một điều rất rõ ràng trang mạng xã hội này đã từ lâu không còn được người dùng sử dụng với mục đích như ban đầu tạo ra nó, nên cho dù rất khó khăn thì chúng tôi vẫn phải quyết định tắt trang mạng xã hội này".
Năm 2005, trang mạng xã hội Friends Reunited đã được kênh truyền hình ITV mua lại với giá 175 triệu bảng Anh (tương đương 250 triệu USD), nhưng sau đó bán lại cho DC Thompson chỉ với 25 triệu bảng Anh vào năm 2009.
7. Pebble
Thành lập: 2012
Định giá cao nhất: 740 triệu USD trong năm 2015
Chính thức đóng của: 2016
Pebble lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2012 thông qua chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter và bán smartwatch đầu tiên vào năm 2013. Đến năm 2014, Pebble bán được 1 triệu sản phẩm, và công ty đã tung ra 2 mẫu smartwatch mới vào năm 2015, nhận được 75.000 người ủng hộ.
Nhà sáng lập kiêm CEO Pebble - Eric Migicovsky chính thức tuyên bố đóng cửa công ty này vào năm 2016. “Do các yếu tố khác nhau, Pebble không còn có thể hoạt động như một thực thể độc lập. Chúng tôi đã phải thực hiện một quyết định khó khăn để đóng cửa công ty và không còn sản xuất các thiết bị Pebble”, Migicovsky giải thích trong tuyên bố.
Đồng hồ thông minh đầu tiên này bắt đầu bằng cách huy động 10,3 triệu USD trên Kickstarter, củ sở hữu của nó đã từ chối đề nghị bán công ty với giá 740 triệu USD vào năm 2015, nhưng phải vật lộn để cạnh tranh với các đối thủ như Apple Watch và cuối cùng đã bán hết cho FitBit với giá dưới 40 triệu USD vào năm 2016.
8. Vertu
Thành lập: 1998
Định giá cao nhất: $ 297 triệu trong năm 2012
Đã phá sản: 2017
Nổi tiếng là thương hiệu điện thoại siêu sang, chỉ dành cho các đại gia, các mẫu điện thoại Vertu đều được lắp ráp thủ công với những vật liệu quý giá.
Công ty này thành lập vào năm 1998 bởi Nokia và trở thành thương hiệu điện thoại thủ công sang trọng của Anh (có trụ sở tại Hampshire) với mục tiêu hướng đến giới nhà giàu. Sản phẩm bán ra đầu tiên vào năm 2003 và đến cuối năm 2010, công ty bắt đầu tung ra smartphone đầu tiên với các phím sapphire có giá từ 5.000 đến 17.300 bảng Anh tùy thuộc tùy chọn.
Sau đó, Nokia bán lại Vertu cho công ty cổ phần tư nhân EQT. Đến năm 2015, Vertu thuộc về công ty Godin Holdings của Trung Quốc. Năm 2016, doanh nhân Murat Hakan Uzan mua lại Vertu.
Trong năm 2017, theo báo cáo của The Financial Times và The Telegraph, Vertu sẽ buộc phải đóng cửa nhà máy sản xuất tại Anh bởi chủ sở hữu của hãng sản xuất điện thoại siêu sang này đã thất bại trong việc đàm phán với các chủ nợ, khi đề nghị thanh toán số tiền 1,9 triệu Bảng (khoảng 2,4 triệu USD) cho khoản nợ khổng lồ 128 triệu Bảng Anh.
9. Jawbone
Thành lập: 1999
Định giá cao nhất: 3,2 tỷ USD trong năm 2014
Đóng cửa và thanh lý: 2017
Thành lập năm 1999, Jawbone là một doanh nghiệp khởi nghiệp khá thành công với các thiết bị công nghệ đeo tay, loa, tai nghe Bluetoth...
Những sản phẩm của Jawbone có chất lượng không tệ, thậm chí một trong những mẫu loa Bluetooth của họ còn được đánh giá là "Loa không dây được ưa thích tại Mỹ". Thật đáng buồn cho Jawbone, một công ty 18 năm tuổi, khi sụp đổi bởi những lý do như kiện tụng, đối tác chậm thanh toán và không thích nghi nổi trong thị trường đang bị chi phối bởi Fibit, Xiaomi và Apple.
10. Theranos
Thành lập: 2003
Định giá cao nhất : 10 tỷ đô la trong năm 2014
Đóng cửa: 2018
Từng là hiện tượng nổi bật ở Thung lũng Silicon và được định giá tới 9 tỷ USD, Theranos đang kết thúc theo cách không thể thảm hại hơn. Những bê bối liên quan tới phương pháp thử máu mà công ty mô tả là đột phá đã nhấn chìm nó một cách không thương tiếc khi người ta phát hiện ra nó hoàn toàn giả mạo.
Thay vì dùng công nghệ mới, Theranos buộc các nhân viên phải làm việc ngày đêm trong phòng thí nghiệp với những mẫu máu ít hơn rất nhiều so với thông thường. Hậu quả của việc này là những kết quả hoàn toàn sai lệch, gây thiệt hại cho khách hàng.
Nhà sáng lập Elizabeth Holmes của Theranos cũng nhanh chóng biến từ nữ tỷ phú trẻ tự thân được ca ngợi nhất trên thế giới thành kẻ lừa đảo vĩ đại của thế giới và đối mặt với hàng loạt cáo buộc hình sự và có thể sau đó là những án tù.
Thành lập: 2010
Định giá cao nhất: 500 triệu USD trong năm 2013
Đóng cửa: 2018
Mạng xã hội này từng là một thách thức đối với Facebook, nhưng đã nhanh chóng làm mất lòng người dùng trong những năm dẫn đến sự sụp đổ của nó.
12.StumbleUpon
Thành lập : 2001
Định giá cao nhất : 75 triệu USD trong năm 2007
Đóng cửa: 2018
Một trong những người đi tiên phong của thế giới web chính thức đóng cửa vào ngày 30/6/2018. Công cụ duyệt web phổ biến một thời đã được eBay mua lại vào năm 2007, xuất hiện trở lại hai năm sau đó, và cuối cùng được mua lại bởi Mix, đã đóng cửa nó vào năm 2018. Tuy nhiên, đó chưa phải là kết thúc của Garrett Camp, người đồng sáng lập StumbleUpon - ông đã thành lập Uber vào năm 2009.
13. Alta Motors
Thành lập: 2007
Số tiền huy động: 45 triệu USD vào năm 2018
Đóng cửa: 2018
Nhà sản xuất xe máy điện đã huy động tiền từ các nhà đầu tư bao gồm đồng sáng lập Tesla Marc Tarpenning và Martin Eberhard, nhưng không thể duy trì đà tăng trưởng .
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp