Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách

Tài chính cá nhân

12/05/2023 09:02

Khủng hoảng tài chính đang ảnh hưởng đến toàn cầu, đặc biệt những người thu nhập thấp sẽ bị tác động nhiều nhất. Vậy chi tiêu thế nào mang lại hiệu quả nhất?

1. Lập ngân sách chi tiêu

Lập ngân sách chi tiêu sẽ giúp bạn quản lý những khoản thu chi một cách dễ dàng bởi vì toàn bộ thu nhập sẽ được chia thành từng mục riêng và mỗi mục sẽ có một hạn mức chi tiêu phù hợp, tránh tình trạng chi tiêu vượt quá số tiền bạn có và dẫn đến tình trạng vay mượn. Dưới đây là một số quy tắc được sử dụng để lập ngân sách chi tiêu:

Quy tắc 50/30/20: Với 50% là chi tiêu cho những thứ cần thiết như tiền ăn uống, điện nước, xăng xe…, 30% là chi tiêu cho cá nhân chẳng hạn như đi du lịch, mua sắm quần áo hay xem phim. Cuối cùng là 20% được sử dụng cho mục tiêu tài chính như tiết kiệm, đầu tư hoặc trả nợ.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 1.

Quy tắc 50/30/20

2. Quy tắc 6 chiếc lọ

Đây là quy tắc giúp việc quản lý tài chính trở nên đơn giản hơn và được rất nhiều người áp dụng. Ở quy tắc này, việc chi tiêu sẽ được chia thành 6 chiếc lọ với mỗi lọ là một mục đích khác nhau:

- Lọ 1 chiếm 55% được sử dụng để chi tiêu cho những việc thiết yếu như tiền điện nước, xăng xe, thuê nhà...

- Lọ 2 chiếm 10% dành cho việc tiết kiệm, ở đây có thể là tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn chẳng hạn như để dành tiền mua xe, mua nhà, nuôi con.

- Lọ 3 chiếm 10% dùng để chi tiêu các vấn đề liên quan đến giáo dục như học ngoại ngữ, mua sách, tài liệu tham khảo.

- Lọ 4 chiếm 10% dành cho việc hưởng thụ, cụ thể là các hoạt động vui chơi, giải trí như đi xem phim, du lịch.

- Lọ 5 chiếm 5% là quỹ từ thiện, được sử dụng cho các hoạt động giúp đỡ cộng đồng, bạn bè, người thân.

- Lọ 6 chiếm 10%, đây là quỹ tự do tài chính, bạn có thể sử dụng cho việc đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh để tạo ra lợi nhuận trong tương lai.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 2.

Lưu ý: Với hai quy tắc trên, bạn nên liệt kê và tính theo hằng tháng để dễ dàng quản lý.

3. Theo dõi thu chi

Sau khi lập ngân sách chi tiêu thì việc theo dõi là một điều quan trọng bởi vì bạn sẽ có thể giám sát được các khoản chi tiêu của mình hằng ngày và điều chỉnh chi tiêu hợp lý.

Bạn có thể sử dụng một quyển vở hoặc cuốn sổ và ghi chép các khoản thu, chi để thuận tiện cho việc theo dõi. Ngoài ra, bạn còn có thể theo dõi thông qua điện thoại hoặc máy tính.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 3.

Theo dõi thu chi sau khi lập bảng ngân sách chi tiêu

4. Lên danh sách trước khi mua sắm 

Việc lên danh sách trước khi đi mua sắm không chỉ tiết kiệm thời gian mua sắm mà còn giúp bạn dự đoán được khoản tiền cần phải chi. Từ đó, bạn sẽ đem theo một số tiền phù hợp, tránh tình trạng đem nhiều rồi mua những món đồ không cần thiết, gây lãng phí.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 4.

5. Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức

Bạn thường xuyên để dư đồ ăn sau mỗi bữa cơm hoặc hay đi ăn ngoài cùng bạn bè là những nguyên nhân khiến cho chi phí về ăn uống vượt quá hạn mức cho phép. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tập những thói quen sau đây để tiết kiệm được một khoản tiền kha khá

Dành thời gian để nấu ăn ở nhà, hạn chế ra hàng quán.

Nên mua đồ ăn cho cả tuần mỗi khi đi mua sắm rồi tích trữ trong tủ lạnh và lên lịch nấu ăn cho cả tuần.

Sau mỗi tháng, kiểm tra lại khoản tiền dành cho việc ăn uống để từ đó điều chỉnh, cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

Mỗi khi lãnh lương, hãy nghĩ tới các vấn đề cần phải chi, lập bảng ngân sách thu chi và đề ra một mức chi tiêu nhất định cho việc ăn uống.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 5.

6. Không để bị lôi cuốn bởi các chương trình khuyến mãi

Thông thường, chúng ta thường có thói quen thấy các sản phẩm rẻ, giảm giá, mua 1 tặng 1...là ngay lập tức sẽ mua mà ít khi quan tâm đến công dụng cũng như suy nghĩ xem nó có phù hợp với mình không. Chính vì vậy, mỗi khi đi mua sắm, bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ sản phẩm mà mình định mua và có kế hoạch mua sắm thật khoa học để tránh tình trạng chi tiêu vượt quá ngân sách.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 6.

7. Sử dụng điện, nước một cách tiết kiệm

Việc tiết kiệm điện, nước là một cách giảm chi phí chi tiêu trong gia đình hiệu quả. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn giảm áp lực, căng thẳng mỗi khi thanh toán hóa đơn và bảo vệ tài nguyên quốc gia.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 7.

Để thực hiện điều này, bạn nên tiến hành từ những việc đơn giản nhất chẳng hạn như tắt đèn khi không sử dụng hoặc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện. Với nguồn nước, bạn cần phải siết chặt vòi nước sau khi sử dụng để tránh tình trạng rỉ nước và kiểm tra đường ống nước khi thấy xuất hiện tình trạng rò rỉ.

8. Tự làm mọi việc thay vì thuê mướn

Tự làm mọi việc sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi tiêu đáng kể, thay vì dùng tiền để thuê mướn thì giờ đây, bạn có thể sử dụng số tiền đó để chi tiêu cho những vấn đề cần thiết trong cuộc sống hoặc dùng để làm tiền tiết kiệm.

Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và biết được nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 8.

9. Hạn chế vay mượn

Việc hạn chế vay mượn giúp cho việc kiểm soát chi tiêu dễ dàng hơn, bạn sẽ có một cuộc sống thoải mái, không phải đau đầu suy nghĩ hay chịu áp lực về chuyện tiền bạc, cụ thể là việc trả nợ.

Nếu trường hợp bạn có vay mượn thì nên lập kế hoạch trả nợ để thanh toán các khoản vay đó một cách nhanh nhất, tránh tình trạng kéo dài dẫn đến áp lực. Bạn nên ưu tiên trả những khoản vay có lãi suất cao trước để giảm phần tiền lãi phải chi ra hằng tháng.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 9.

10. Thanh lý đồ cũ

Ngày nay, việc thanh lý đồ cũ được rất nhiều người áp dụng bởi sự tiện lợi mà nó mang lại. Bạn có thể đem các đồ dùng cũ, đồ không sử dụng hoặc ít khi sử dụng để bán cho người khác với giá rẻ.

Chẳng hạn nhiều chị em phụ nữ thường đăng lên các trang mạng xã hội hoặc đến các chợ thanh lý để bán quần áo cũ hoặc quần áo chưa qua sử dụng với giá thành thấp hơn mức giá thị trường.

Cách này không chỉ giúp bạn dọn dẹp không gian sống trong gia đình mà còn tăng thêm một khoản thu nhập để dùng cho việc chi tiêu.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 10.

11. Tìm cách tăng thu nhập

Đối với nhiều người, việc chi tiêu từ một nguồn thu nhập cố định sẽ không thể đảm bảo được sử ổn định trong cuộc sống kinh tế và làm hạn chế việc tiêu xài của họ. Chính vì vậy, mà việc tăng thu nhập là một vấn đề cần thiết.

Để tăng thu nhập, bạn nên tìm những công việc có thời gian linh hoạt để có thể dễ dàng làm vào những lúc rảnh rỗi.

Tìm cách tăng thu nhập là một việc tốt nhưng bạn cũng cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình và tránh tình trạng làm việc kiệt sức.

11 cách quản lý tài chính tránh thâm hụt ngân sách - Ảnh 11.

Ngoài ra, còn một cách để tăng thêm thu nhập, chính là gửi tiền tiết kiệm để sinh lời, đây là cách được nhiều người sử dụng bởi nó đảm bảo được sự an toàn cho tiền của bạn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

MỘC MIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement