Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

10 sự kiện bất động sản nổi bật năm 2023

Năm 2023 chứng kiến nhiều sự kiện nổi bật trong lĩnh vực bất động sản, tạo ra những biến động và ảnh hưởng đáng kể đến thị trường.
news

Thông qua Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi

Ngày 27/11, Quốc hội thông qua sửa đổi Luật Nhà ở với điểm đáng chú ý như siết chặt đầu tư xây dựng chung cư mini và bổ nhiệm Tổng Liên đoàn Lao động làm cơ quan chủ quản dự án nhà ở xã hội cho công nhân. Sửa đổi này cũng không xác định thời hạn sở hữu, chỉ quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư.

Luật Kinh doanh Bất động sản cũng được sửa đổi với nhiều quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt về việc đặt cọc không quá 5% giá bán, và nghiêm cấm "kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện". Hiệu lực của hai luật này sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2025.

Gỡ vướng pháp lý bất động sản

Cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản từ đầu quý 4/2022 đến đầu năm 2023 đã đóng băng thị trường, tuy nhiên Chính phủ đã ra sức giải cứu với hơn 20 động thái, bao gồm Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp, Nghị định gia hạn nộp thuế, và Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. 

Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hai hội nghị lớn để thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn. Các tổ công tác địa phương và Tổ công tác của Thủ tướng đã nhận được 130 văn bản báo cáo khó khăn liên quan đến 183 dự án trên cả nước. 

TP.HCM đã giải quyết 67 dự án, trong khi Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết 419 dự án, đánh giá là năm 2023 có nhiều biện pháp giải cứu thị trường bất động sản nhất.

10 sự kiện bất động sản nổi bật năm 2023- Ảnh 1.

Loạt bất động sản bị vướng pháp lý.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có công văn chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP.

Đối tượng vay vốn là pháp nhân, cá nhân đầu tư dự án và mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định, lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với mức cho vay thông thường.

Theo báo cáo, các địa phương và các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đang tập trung triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng. Hiện đã có 23 tỉnh công bố danh mục 54 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 25.884 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, một số dự án nhà ở xã hội tại các địa phương đã được giải ngân với số vốn khoảng 143,3 tỷ đồng.

Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp (KCN) trong giai đoạn 2021 - 2030.

Theo Bộ Xây dựng, trong 10 tháng đầu năm 2023, cả nước đã khởi công xây dựng mới và bổ sung 19.853 căn hộ NOXH cho công nhân, đồng thời có tổng cộng 465 dự án NOXH cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân KCN với quy mô 412.845 căn hộ. 

Tuy nhiên, chỉ có 46 dự án hoàn thành, 110 dự án đã khởi công nhưng chưa hoàn thành, và 309 dự án mới đang ở khâu chấp thuận chủ trương đầu tư. Đối với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, tính đến tháng 10, đã có 52 dự án được phê duyệt vay vốn ưu đãi, nhưng chỉ có hơn 83/1.095 tỷ đồng được giải ngân.

Cháy chung cư mini kiến 56 người thiệt mạng

Năm 2023, cả nước chấn động với vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, Hà Nội vào ngày 12/9. Vụ cháy này gây thiệt hại nặng nề với 56 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Công an TP. Hà Nội đã khởi tố và tạm giam chủ chung cư, Nghiêm Quang Minh, về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo Điều 313 Bộ Luật Hình sự.

Khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp

Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), từ đầu năm đến 30/11, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là 247,590 tỷ đồng, gồm 28 đợt phát hành công chúng trị giá 27.071 tỷ đồng (chiếm 10,9%) và 210 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 220,520 tỷ đồng (chiếm 89,1%). 

Ngành ngân hàng chiếm đa số với 120,058 tỷ đồng (48,6%), theo sau là bất động sản với 70.496 tỷ đồng (28,5%). Áp lực nợ trái phiếu đè nặng lên doanh nghiệp bất động sản không chỉ ở hiện tại mà còn dự kiến đến năm 2024, khi tổng giá trị thanh toán trái phiếu gần 155.000 tỷ đồng, bao gồm giá trị gốc hơn 122.000 tỷ đồng và lãi dự kiến 32.600 tỷ đồng.

Doanh nghiệp thường chọn mua lại trước hạn, thương lượng gia hạn, nâng lãi suất, thay đổi kỳ hạn thanh toán lãi, hoặc thanh toán bằng tài sản khác để xử lý nợ trái phiếu.

10 sự kiện bất động sản nổi bật năm 2023- Ảnh 2.

Hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản bị bắt

2023 là năm nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản dính vòng lao lý nhất khi những hành vi tham ô và lừa dối khách hàng được phơi bày. 

Các vụ án nổi bật bao gồm Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư LDG Nguyễn Khánh Hưng bị buộc tội "Lừa dối khách hàng" tại dự án khu dân cư Tân Thịnh, Trảng Bom, Đồng Nai. Ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tân Hiệp Phát, và hai con gái của ông cũng bị bắt vì "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" với tổng giá trị khoảng 767 tỷ đồng. 

Nhiều lãnh đạo khác cũng bị bắt như ông Đinh Trường Chinh với tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Bất động sản Nhật Nam, với hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 8.900 tỷ đồng từ 20.000 cá nhân....

Cấp “sổ hồng” cho condotel, officetel 

Theo Nghị định 10/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2023, căn hộ khách sạn, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng (condotel), văn phòng lưu trú (officetel), biệt thự du lịch nghỉ dưỡng và những công trình khác phục vụ lưu trú, du lịch trên đất thương mại, dịch vụ nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận.

Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 43 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. Quy định mới này được doanh nghiệp và người mua căn hộ condotel, officetel, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng và những công trình khác phục vụ lưu trú, du lịch trên đất thương mại, dịch vụ đón nhận, xem là tín hiệu tích cực.

Sôi động hoạt động M&B bất động sản

Trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị giao dịch M&A đạt 4,4 tỷ USD từ hơn 260 thương vụ. Trong đó, lĩnh vực BĐS chiếm 23% với giá trị hơn 1 tỷ USD. Đáng chú ý, ESR Group Limited dẫn đầu nhóm nhà đầu tư với thương vụ mua 450 triệu USD cổ phần của Công ty CP Phát triển Công nghiệp BW, trong khi Gamuda Land Nam Viet Investment chi khoảng 316 triệu USD để thâu tóm Công ty CP Bất động sản Tâm Lực. 

Ngoài ra, nhiều thương vụ khác như Tập đoàn Keppel Land, Công ty TNHH Sycamore (thuộc CapitaLand) cũng đưa thị trường M&A BĐS ở Việt Nam trở nên sôi động.

Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong 10 tháng năm 2023, cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, bất động sản là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này.

Trong khi đó số doanh nghiệp trong ngành thành lập mới đạt 3.850 đơn vị, giảm 50,2% so với cùng kỳ. Ngoài ra, theo VARS thông tin, do ảnh hưởng bởi tình hình thanh khoản trên thị trường BĐS hiện nay, số lượng môi giới đã giảm hơn 70%, hiện còn khoảng hơn 100.000 người hoạt động.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement