Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

10 nhà băng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất sau 9 tháng

Ngân hàng

03/11/2023 18:15

Sau 9 tháng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ xấu) tại 27/28 ngân hàng đã giảm so với đầu năm. Vietcombank vẫn là quán quân với tỷ lệ bao phủ đạt hơn 270%.

9 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Sức chống chịu của doanh nghiệp giảm sút, đồng thời, tình hình tài chính của người dân đi xuống khiến rủi ro nợ xấu tăng lên.

Trước áp lực tăng nợ xấu, nhiều ngân hàng đã tích cực trích lập nâng bộ đệm dự phòng rủi ro. Tổng số dư dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của 28 ngân hàng (đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 3) đã tăng 16,7% so với đầu năm, lên gần 200.000 tỷ đồng, vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng của nợ xấu (tăng 52%).

Do vậy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ xấu) tại 27/28 ngân hàng đã giảm so với đầu năm. Duy nhất một ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên so cuối năm ngoái.

10 nhà băng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất sau 9 tháng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Vào cuối năm 2022, có 10/28 ngân hàng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu vượt ngưỡng 100%. Tuy nhiên, sang đến cuối quý 3 năm nay, chỉ còn 5 nhà băng vượt qua ngưỡng trên khi SeABank, ACB, Techcombank và LPBank đều tụt xuống dưới 100%.

Số dư nợ xấu tăng 84% khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank giảm gần 47 điểm phần trăm so với đầu năm và giảm 116 điểm phần trăm so với quý liền trước. Tuy nhiên bất chấp mức sụt giảm này, Vietcombank vẫn đang là ngân hàng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất, gấp gần 4 lần trung bình ngành.

Hai đại diện tiếp còn lại trong nhóm Big 4 có báo cáo quý 3 đứng ở vị trí thứ hai và ba trong bảng xếp hạng tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Những vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Bac A Bank, MB, SeABank, ACB, Techcombank, LPBank và VietABank.

Trong danh sách 28 ngân hàng, nhà băng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu tụt sâu nhất là MB, từ 238% xuống còn 122%, tương đương mức giảm hơn 116 điểm phần trăm. Ngoài ra, một số ngân hàng như TPBank, LPBank hay Sacombank cũng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu tụt nhanh.

Ngược lại, BaoViet Bank là ngân hàng duy nhất có tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên. Sau 9 tháng, tỷ lệ này tại BaoViet Bank đã nhích từ 29,2% lên 30%.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao cho thấy ngân hàng có sự chuẩn bị tốt cho rủi ro, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận. Vì vậy, mội ngân hàng đều có tính toán nhằm giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức hợp lý để vừa dự phòng được nợ xấu, vừa đảm bảo lợi nhuận cho mình, theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà thừa nhận, trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp khó trả nợ cũ, không muốn vay mới, nợ xấu có xu hướng tăng lên. 

Theo Ngân hàng Nhà nước, nguyên nhân khiến nợ xấu tăng là do doanh nghiệp đang chịu những tác động bất lợi từ môi trường bên ngoài, làm suy giảm khả năng trả các khoản nợ quá hạn của các hộ gia đình và doanh nghiệp. 

Ý thức trả nợ của một bộ phận khách hàng còn thấp, cùng với đó thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thấp, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), nợ xấu của các tổ chức tín dụng là rất đáng lo ngại. Trong khi đó, việc thu hồi nợ xấu, bán tài sản đảm bảo rất gian nan do thị trường trầm lắng, hàng loạt vướng mắc về pháp lý chưa được gỡ.

Không chỉ vậy, theo phản ánh từ phía ngân hàng, một số ngân hàng đang đứng trước nguy cơ tài sản thế chấp "bỗng dưng bốc hơi" do khách hàng kiện nhau khiến hợp đồng tín dụng bị tuyên vô hiệu.

Cụ thể, gần đây, việc khách hàng vay vốn đã thế chấp tài sản đảm bảo, song sau đó tranh chấp với chủ sở hữu cũ tăng lên chóng mặt, khiến ngân hàng không thể thu hồi nợ. Các ngân hàng nghi ngờ, tình trạng này xảy ra do khách hàng sử dụng "chiêu trò" để ngân hàng không thể thu giữ tài sản đảm bảo, trốn tránh trả nợ ngân hàng, theo daidoanket.vn.

Nhiều trường hợp khi vay vốn ngân hàng, bố mẹ ký vào hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo, nhưng con cái không ký. Đến khi quá hạn trả nợ, ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo, thì người trong gia đình lại tranh chấp, kiện tụng, các con đòi chia tài sản… 

Hoặc có trường hợp con bịa chữ ký của mẹ để vay vốn, khi ngân hàng thu hồi nợ mới phát hiện ra, khi đó hợp đồng tín dụng bị tuyên vô hiệu, ngân hàng mất trắng tài sản thế chấp, có nguy cơ không đòi được nợ.

Dù đã rất cố gắng song trong thời gian gần đây, hoạt động xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thậm chí có chiều hướng xấu đi, do thị trường bất động sản "đóng băng" và phần lớn khách hàng là doanh nghiệp thiếu đầu ra.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement