Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

ZenFone 4: Sự phục hưng hay thêm một lần vấp ngã?

Số hóa

18/08/2017 05:26

Đã có thời điểm ZenFone của Asus trở thành một hiện tượng trong phân khúc smartphone bình dân và tầm trung, nhưng rồi sản phẩm này cũng lặng lẽ biến mất vì những lý do cả chủ quan lẫn khách quan. ZenFone 4 liệu đã phải là dấu ấn cho sự trở lại?

Năm 2014, trong bối cảnh thị trường smartphone bình dân và tầm trung trong nước vẫn còn là sự lớn mạnh của HKPhone (smartphone Trung Quốc với thương hiệu Việt), Asus ZenFone là một hiện tượng đã làm thay đổi sân chơi này. Với sự có mặt của ZenFone 4, 5 và 6, với mức giá lần lượt là 2 triệu, 4 triệu và 6 triệu đồng, smartphone của Asus ngay lập tức phủ sóng rộng rãi và trở thành lựa chọn hoàn hảo lúc bấy giờ.

ZenFone 4, 5, 6 có cấu hình tốt so với tầm giá, thiết kế tương đối đẹp mắt và hiệu năng cũng thuộc loại khá, có lợi thế hơn hẳn so với những smartphone bình dân và tầm trung thời điểm đó. Có thể nói giai đoạn đầu của ZenFone là thành công rực rỡ.

Tuy vậy, chuỗi sản phẩm smartphone của Asus ngay từ thời điểm đó đã bộc lộ sự không bền vững, khi cách đặt tên đã rất khó để phát triển trong các năm về sau. Sau đó, Asus tung ra ZenFone 2, rồi ZenFone 3 và năm nay lại là ZenFone 4. So với sự thống nhất cách đặt tên của các đối thủ thì Asus kém xa, điều này cũng vô tình khiến những sản phẩm của hãng bị trôi nhanh hơn trong bối cảnh mỗi năm có rất nhiều cái tên mới tham gia vào thị trường smartphone.

Một điểm yếu khác của ZenFone là giai đoạn đầu, Asus sử dụng vi xử lý Intel cho dòng sản phẩm của mình. Intel vốn rất mạnh trong việc sản xuất vi xử lý cho PC và laptop, nhưng là một tân binh trong sân chơi smartphone. Chính vì thế, nhiều phần mềm xảy ra hiện tượng crash với vi xử lý của Intel. Cách xử lý là có, Asus cũng như Intel liên tục nâng cấp phần mềm cho máy để cải thiện tình trạng trên, khiến cho người dùng có cảm giác sản phẩm liên tục trong tình trạng cập nhật phiên bản mới, phiền phức và tốn thời gian. Các thế hệ sau, Asus đã dần chia tay với Intel và hợp tác với cái tên quen thuộc Qualcomm để tăng độ ổn định cho sản phẩm của mình.

Sự suy yếu của ZenFone trong hai đời sản phẩm ZenFone 2 và ZenFone 3 còn tới từ cách định vị sản phẩm ở phân khúc cao hơn so với thành công của ZenFone đời đầu (4,5 và 6). Với phân khúc smartphone bình dân, ZenFone dễ thành công bao nhiêu, thì sản phẩm của Asus lại dễ thất bại bấy nhiêu ở phân khúc tầm trung cao cấp, nơi có rất nhiều đối thủ mạnh. Không khó để nhận ra ZenFone 2 thì ngụp lặn, còn ZenFone 3 ra mắt vào năm 2016 thì gần như chìm nghỉm trong thị trường smartphone, dù không phải là không có những sản phẩm tốt.

Asus vừa ra mắt ZenFone 4 (2017) tại Đài Loan, và đây tất nhiên sẽ là dòng sản phẩm chủ lực tấn công vào thị trườngsmartphone. Bỏ qua các phiên bản cao cấp, vốn không có nhiều khả năng tỏa sáng trong các phân khúc tầm trung và cao cấp, thì ZenFone 4 Max Pro nổi lên như một cái tên hợp lý cho phân khúc smartphone dưới 5 triệu đồng.

ZenFone 4 Max Pro sở hữu thiết kế tạm ổn, không xuất sắc nhưng cũng vừa phải với mức giá của mình. Đổi lại là một vài điểm khiến sản phẩm này vượt lên so với các đối thủ trong tầm giá.

Dòng ZenFone Max của Asus luôn nổi bật với thời lượng pin vượt trội, Zen Max 4 có pin dung lượng 5.000 mAh, đủ cho sử dụng gần 2 ngày, nhiều hơn đáng kể so với các đối thủ. Pin của Zen Max còn có khả năng sạc ngược cho các smartphone khác, không nhiều nhưng cũng là cách cấp cứu hữu ích khi cần thiết.

Ưu điểm tiếp theo là camera kép ở phía sau, với camera chính 16 megapixel và camera phụ 5 megapixel góc chụp siêu rộng 120 độ, mang lại trải nghiệm chụp ảnh tốt hơn so với các đối thủ. Camera kép đang là xu thế của smartphone hiện đại, và việc trang bị nó trên một sản phẩm dưới 5 triệu sẽ khiến ZenFone 4 có được ưu thế lớn.

Vi xử lý bình dân Snapdragon 425 hoặc 430 của Qualcomm không phải là lợi thế, tuy nhiên là đủ dùng với ZenFone 4 Max Pro, giúp giá sản phẩm ở mức tốt hơn và vẫn duy trì hiệu năng đủ dùng cho một smartphone bình dân.

Bên cạnh những ZenFone 4 hay ZenFone 4 Pro vốn có mức giá từ 9,1 - 13,6 triệu đồng, thì ZenFone 4 Max Pro là lựa chọn hết sức kinh tế và hợp lý, có thể sẽ khiến Asus quay trở lại thời kỳ hoàng kim của ZenFone đời đầu tiên. Lao vào "cuộc chiến khốc liệt" ở phân khúc smartphone cận cao cấp hay cao cấp, với rất nhiều đối thủ mạnh, đôi khi không phải là cách hay.

TÔ TÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement