Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Zara đóng cửa gần 4.000 cửa hàng trên toàn thế giới vì COVID-19

Thị trường

19/03/2020 10:10

Zara là một trong những thương hiệu bán lẻ thời trang thành công nhất thế giới, mới đây cho biết họ đã buộc phải tạm thời đóng cửa các cửa hàng tại 39 thị trường trên toàn cầu.

Theo Dailymail, không có cửa hàng nào ở Anh hiện đang bị ảnh hưởng nhưng chuỗi này đang 'theo dõi chặt chẽ" nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona.

Zara được Amancio Ortega và Rosalía Mera thành lập vào năm 1975 ở thành phố Galicia, Tây Ban Nha. Cửa hàng đầu tiên bày bán đồ quần áo có giá rẻ. Và trong vòng 8 năm sau đó, cách tiếp cận thời trang và mô hình kinh doanh của Zara dần tạo ra sức hút với người tiêu dùng Tây Ban Nha cùng với đó là 9 cửa hàng được mở mới tại các thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha.

Năm 1985, Inditex được thành lập như một công ty cổ phần, đặt nền móng cho một hệ thống phân phối có khả năng phản ứng với việc thay đổi xu hướng thị trường cực kỳ nhanh chóng. Ortega đã tạo ra một quy trình thiết kế, sản xuất và phân phối mới, có thể giúp giảm thời gian sản xuất và phản ứng với các xu hướng mới một cách nhanh chóng hơn. Đó chính là khái niệm mà ông gọi là "thời trang ngay lập tức". Điều này được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư lớn vào công nghệ thông tin và sử dụng các nhóm thay vì các nhà thiết kế riêng lẻ cho phần việc rất quan trọng - thiết kế.

Trong thập kỷ tiếp theo, Zara bắt đầu mở rộng mạnh mẽ sang các thị trường ở phạm vi toàn cầu gồm Bồ Đào Nha, New York (Mỹ), Paris (Pháp), Mexico, Hy Lạp, Bỉ, Thụy Điển, Malta, Síp, Na Uy và Israel. Ngày nay, hầu như không có một quốc gia phát triển nào mà không có cửa hàng Zara. Zara hiện có 3.785 cửa hàng có vị trí chiến lược tại các thành phố hàng đầu trên 96 quốc gia. Không có gì ngạc nhiên khi Zara, khởi đầu là một cửa hàng nhỏ ở Tây Ban Nha, hiện là nhà bán lẻ thời trang phát triển nhanh nhất thế giới.

 Chủ sở hữu các cửa hàng bán lẻ ở Tây Ban Nha đã đóng cửa với cảnh báo đại dịch đã có

Chủ sở hữu các cửa hàng bán lẻ ở Tây Ban Nha đã đóng cửa với cảnh báo đại dịch đã có "tác động rất đáng kể" đến hoạt động của mình. Ảnh: Cửa hàng Zara ở LA

Zara đã tạm thời đóng cửa tất cả các cửa hàng của mình ở Tây Ban Nha sau khi chính phủ nước này tiến hành phong tỏa toàn quốc vào tuần trước. Ảnh: Cửa hàng Zara ở Barcelona.

Zara đã tạm thời đóng cửa tất cả các cửa hàng của mình ở Tây Ban Nha sau khi chính phủ nước này tiến hành phong tỏa toàn quốc vào tuần trước. Ảnh: Cửa hàng Zara ở Barcelona.

Inditex cho biết hiện tại "còn quá sớm" để định lượng tác động trong tương lai của sự bùng phát của virus corona đối với các hoạt động của mình trong phần còn lại của năm, nhưng họ "hoàn toàn tin tưởng" vào sức mạnh và tính linh hoạt của mô hình kinh doanh.

Doanh số của tập đoàn giảm 24,1% trong hai tuần đầu tháng 3 do bị ảnh hưởng bởi hàng loạt cửa hàng đóng cửa. Do đó, họ cho biết sẽ đặt một khoản dự phòng là 287 triệu euro (tương đương 262,9 triệu bảng Anh) vì sự bùng phát làm giảm giá trị hàng tồn kho của trong giai đoạn mùa xuân / hè. Cũng như hoãn quyết định trả cổ tức cho đến cuối năm nay.

 Không có cửa hàng nào ở Anh hiện đang bị ảnh hưởng nhưng chuỗi này đang 'theo dõi chặt chẽ' theo lời khuyên của chính phủ. Ảnh: Nữ công tước xứ Cambridge mặc váy Zara.

Không có cửa hàng nào ở Anh hiện đang bị ảnh hưởng nhưng chuỗi này đang 'theo dõi chặt chẽ' theo lời khuyên của chính phủ. Ảnh: Nữ công tước xứ Cambridge mặc váy Zara.

Zara tạm thời đóng cửa tất cả các cửa hàng của mình ở Tây Ban Nha, nơi có mạng lưới thị trường trực tuyến lớn nhất của tập đoàn bán lẻ này, sau khi chính phủ nước này tiến hành phong tỏa cửa toàn quốc vào thứ Bảy tuần trước. Nhưng hầu hết các cửa hàng tại Trung Quốc vẫn mở, theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương. 

Bản cập nhật được đưa ra khi gã khổng lồ bán lẻ báo cáo doanh số và thu nhập trong năm tới 31/1. Họ cho biết doanh thu ròng tăng 8% lên 28,3 tỷ euro (25,9 tỷ bảng Anh) khi được thúc đẩy bởi mức tăng 23% trong doanh số bán hàng trực tuyến.

Trong khi đó, thu nhập trước thuế và lãi của công ty đã tăng lên 7,6 tỷ euro (7 tỷ bảng Anh) từ 5,5 tỷ euro (5 tỷ bảng Anh) trong năm trước.

 Bản cập nhật được đưa ra khi gã khổng lồ bán lẻ báo cáo doanh số và thu nhập trong năm tới 31/1. Ảnh: Cửa hàng Zara ở London.

Bản cập nhật được đưa ra khi gã khổng lồ bán lẻ báo cáo doanh số và thu nhập trong năm tới 31/1. Ảnh: Cửa hàng Zara ở London.

 Họ nói rằng hiện tại

Họ nói rằng hiện tại "còn quá sớm" để định lượng tác động trong tương lai của đợt bùng phát dịch do virus corona đối với các hoạt động của trong phần còn lại của năm. Ảnh: Cửa hàng Zara ở Milan.

Hàng chục nhà bán lẻ hiện đang vật lộn để đối phó với sự sụt giảm mạnh về doanh số vì người dân đang được khuyến khích ở nhà và tự cách ly để ngăn chặn virus lây lan.

Đầu tuần này, Chính phủ Anh đã công bố gói vay trị giá 320 tỷ bảng và bơm thêm 20 tỷ bảng vào các công ty đang đối mặt với sự phá sản. Nhưng các nhóm kinh doanh cho rằng họ cần nhiều sự giúp đỡ hơn từ chính phủ.

Nguồn: Dailymail

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement