Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ý nghĩa của tục "mùng 1 Tết cha, mùng 3 Tết thầy"

Lối sống

05/02/2019 21:00

Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy" là thành ngữ nói đến sự kính trọng, quan tâm, chăm sóc với những người trên trong dịp Tết.

Ông cha ta có câu “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”. Về ý nghĩa của câu thành ngữ này, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên đại biểu Quốc hội khóa XI, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội) có chia sẻ trên ANTV: Câu tục ngữ nhắc đến 3 nhân vật quan trọng nhất đối với mỗi con người đó là cha, mẹ, thầy cô giáo. Mỗi người đều phải đến chúc tết thăm hỏi những người trên đặc biệt cha, mẹ và thầy.

Câu thành ngữ ấy cũng nói đến phong tục rất là đẹp của dân tộc ta, đó là sự kính trọng, quan tâm, chăm sóc đối với những người trên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Nhà cha là nhà bên họ nội. Ngày mùng Một thiêng liêng nhất nên ai cũng về từ đường bên họ nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi và chúc tụng họ hàng.

Ý nghĩa của tục

Cũng vậy, ngày mùng 2, lại kéo cả nhà về bên họ ngoại, cố thực hiện cho bằng được ý nghĩa đoàn tụ truyền thống trong mấy ngày Tết.

Về tục chúc Tết, trên báo Tiền Phong, nhà nghiên cứu phong tục Toan Ánh trong cuốn Các thú tiêu khiển Việt Nam đã viết: Sáng ngày mồng một Tết, sau khi lễ gia tiên, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ.

Lúc này, ông bà, cha mẹ ăn mặc chỉnh tề ngồi ở giữa nhà, thường các nhà sang trọng có kê sập chân quỳ thì các cụ an tọa ở nơi sập. Con cháu ăn mặc quần áo đẹp, chúc Tết ông bà rồi chúc Tết cha mẹ mạnh khỏe, bình an, nếu buôn bán thì đắc tài sai lộc.

Ông bà cha mẹ sung sướng hân hoan đón nhận lời chúc Tết của con cháu, cầu chúc cho con cháu mạnh khỏe, học hành tấn tới được lên lớp hoạc thi đỗ.

Và sau đó “Mùng 3 tết Thầy”, là ngày để người Việt bày tỏ sự biết ơn đến thầy cô, những người đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức, là những người đã lái đò đưa mình đến bến bờ của tri thức và sự thành công. 

Vào ngày này không phân biệt già hay trẻ, địa vị cao hay thấp, chức vụ như thế nào, các thế hệ học trò thường cố gắng tập trung cùng nhau đến chúc Tết thầy cô giáo của mình.

Ý nghĩa của tục

Đây là dịp để thầy và trò ngồi quây quần bên nhau cùng tâm sự, cùng nhau chia sẻ những chuyện trong cuộc sống và những học trò sẽ kể cho thầy cô về công việc, gia đình mình trong năm qua cũng như những dự định sắp tới…

Cứ như vậy, mùng 3 Tết thầy trôi qua trong bầu không khí đầm ấm, thấm đượm tình thầy trò và nó đã trở thành một nét đẹp truyền thống không thay đổi trong tâm thức của những người học trò.

Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc tụng nhau gặp nhiều điều may trong những ngày Tết đến, xuân về.

Chúc Tết thầy, đó là lúc điều kiện tương đối rảnh rang, khi việc thờ cúng tổ tiên, chúc tụng những người trong gia đình mình đã vãn đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về.

Nó gợi nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc ta.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement