Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ý nghĩa của các mức hỗ trợ, kháng cự là gì?

Doanh nghiệp

14/05/2020 10:34

Việc xác định được và xác định đúng những mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng là công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là yếu tố quyết định sống còn của các nhà đầu tư.

Mức hỗ trợ và mức kháng cự là gì?

Các mức hỗ trợ và kháng cự là các mức giá theo chiều ngang thường kết nối các đỉnh cao với các đỉnh cao khác hoặc đáy thấp đến đáy thấp, tạo thành các mức ngang trên biểu đồ giá.

Một mức hỗ trợ hoặc kháng cự được hình thành khi một hành động giá (Price Action) của thị trường có sự đảo chiều và thay đổi hướng, để lại phía sau một đỉnh hoặc đáy (điểm xoay) trên thị trường.

Các mức hỗ trợ và kháng cự có thể tạo ra các phạm vi giao dịch như chúng ta thấy trong biểu đồ bên dưới và chúng cũng có thể được nhìn thấy trong các thị trường có xu hướng khi thị trường lùi lại và bỏ lại các điểm dao động.

  Một ví dụ về mức hỗ trợ kháng cự trong thực tế với cặp EURUSD.

Một ví dụ về mức hỗ trợ kháng cự trong thực tế với cặp EURUSD.

Ý nghĩa của xác định các mức hỗ trợ, kháng cự

Nếu bạn xác định được và xác định đúng những mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng thì bạn đã làm được một công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là yếu tố quyết định sống còn của các trader (nhà đầu tư).

Thông thường, các mức giá quan trọng này thường xuất hiện tại những thời điểm chủ chốt của dòng tiền mua hoặc bán trên thị trường, thậm chí ngoài thực tế cho thấy các ngưỡng này thay đổi vai trò hỗ trợ và kháng cự lẫn nhau và có thể được dùng để xác định biên độ của thị trường, các điểm đảo chiều, bật lại hoặc phá vỡ.

Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường có trend

Trong một thị trường có xu hướng rõ ràng, tức xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm, việc hình thành kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm là điều rất dễ gặp. Sau đó chúng ta sẽ thấy giá sẽ di chuyển trong kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm này.

Hai đường trên và dưới kênh giá được gọi là đường hỗ trợ và đường kháng cự, và việc giao dịch cũng dựa vào 2 vùng hỗ trợ và kháng cự của kênh giá đó.

Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường đi ngang

Ngược lại, trong một thị trường không có bất kỳ xu hướng nào rõ ràng, tức xu hướng tăng cũng không có và xu hướng giảm cũng không có, việc hình thành kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm là điều không thể, vì lúc này thị trường có xu hướng đi ngang. Sau đó chúng ta sẽ thấy giá sẽ di chuyển trong kênh giá đi ngang này.

  Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường đi ngang.

Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường đi ngang.

Cần lưu ý rằng hỗ trợ và kháng cự không phải là những con số chính xác và chúng có thể bị phá vỡ, khi thị trường thử thách ở mức giá này, nếu bạn sử dụng biểu đồ nến, bạn có thể tìm thấy các mức hỗ trợ và kháng cự dễ dàng, nhưng cần hiểu rằng các mức hỗ trợ và kháng cự này là một vùng giá, chứ không phải là một mức giá cụ thể.

Thực tế, có một số trường hợp các mức hỗ trợ và kháng cự được phá vỡ nhưng phá vỡ giả, và có những lúc các bóng nến sẽ phá vỡ các mức này, tuy nhiên lại đóng ở trên mức hỗ trợ hoặc dưới mức kháng cự, tạo thành phá vỡ giả, và cũng sẽ có nhiều khi giá phá vỡ mức kháng cự và hỗ trợ, nhưng rồi lại quay trở lại, tức phá vỡ giả.

3. Các dạng hỗ trợ và kháng cự trong thực tế

Hỗ trợ và kháng cự trong thực tế có rất nhiều dạng, ở đây chúng ta xem xét các trường hợp phổ biến sau:

1. Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường có xu hướng:

Chúng ta thấy rằng trong một thị trường có xu hướng rõ ràng, tức xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.

Việc hình thành kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm là điều rất dễ gặp.

Sau đó chúng ta sẽ thấy giá sẽ di chuyển trong kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm này.

2 đường trên và dưới kênh giá được gọi là đường hỗ trợ và đường kháng cự.

Việc giao dịch cũng dựa vào 2 vùng hỗ trợ và kháng cự của kênh giá đó.

2. Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường không có xu hướng:

Trong một thị trường không có bất kỳ xu hướng nào rõ ràng, tức xu hướng tăng cũng không có và xu hướng giảm cũng không có.

Việc hình thành kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm là điều không thể, vì lúc này thị trường có xu hướng đi ngang.

Sau đó chúng ta sẽ thấy giá sẽ di chuyển trong kênh giá đi ngang này.

Hai đường trên và dưới của của kênh giá đi ngang này được gọi là đường hỗ trợ và đường kháng cự.

Việc giao dịch cũng dựa vào 2 vùng hỗ trợ và kháng cự của kênh giá đi ngang đó.

Khi giá lên gặp vùng kháng cự, thì chúng ta Sell xuống. Ngược lại, khi giá xuống dưới vùng hỗ trợ thì cơ hội để chúng ta Buy lên.

Hỗ trợ và kháng cự có thể đổi chỗ qua lại cho nhau:

Khi trong một thị trường có một xu hướng nào đó di chuyển mạnh mẽ, ở đây ví dụ là xu hướng giảm (như ví dụ ở hình bên dưới).

Khi đó vùng hỗ trợ này sẽ chính là vùng kháng cự mới của thị trường.

Và với vùng kháng cự mới này chúng ta có thể thiết lập lệnh giao dịch Sell khi giá lên vùng kháng cự đó.

Tương tự cho trường hợp ngược lại.

PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement