10/11/2021 18:09
Y học cổ truyền Trung Quốc đang đe dọa động vật hoang dã ở châu Phi
Và điều này còn thúc đẩy nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã và đe dọa tương lai của một số loài nguy cấp nhất thế giới.
Sự phát triển của thị trường thuốc y học cổ truyền cùng với nhận thức châu Phi là một nguồn cung tiềm năng là “đơn thuốc cho thảm họa đối với một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, chẳng hạn như báo hoa mai, tê tê và tê giác”, Cơ quan Điều tra Môi trường có trụ sở tại Luân Đôn (EIA), cơ quan chuyên điều tra tội phạm về động vật hoang dã và môi trường, cho biết trong báo cáo được công bố hôm thứ 10/11.
Trung Quốc đã và đang thúc đẩy y học cổ truyền, một liệu pháp trị bệnh tồn tại từ hơn 2.500 năm nay.
Liệu pháp này được chuyển từ thực vật sang động vật trong thời gian gần đây được cho là đã đẩy các loài động vật, bao gồm tê tê và tê giác, đến bờ vực tuyệt chủng.
“Cuối cùng, sự phát triển không có kiểm soát của TCM gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học ở nhiều nước châu Phi, tất cả đều nhằm mục đích kiếm lợi ngắn hạn”, nhà vận động chống buôn bán động vật hoang dã của EIA, Ceres Kam, cho biết trong một tuyên bố.
“Bất kỳ việc sử dụng các loài bị đe dọa của TCM đều có thể kích thích nhu cầu hơn nữa, khuyến khích tội phạm về động vật hoang dã và cuối cùng dẫn đến khai thác quá mức”, người này cho biết thêm.
Việc quảng bá một số loại thuốc cổ truyền Trung Quốc ở châu Phi gây ra mối đe dọa lớn đối với động vật hoang dã nguy cấp. Một báo cáo mới đây cho biết, các sản phẩm của TCM chưa bao giờ được tiếp cận nhiều ở châu Phi như thời điểm hiện tại với việc xuất hiện ngày càng nhiều công ty và phòng khám TCM.
Ngoài ra, báo cáo còn cho biết, một số nhà bán lẻ đang tìm cách thiết lập chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ nguồn cung cho đến việc bán hàng.
EIA kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn đối với TCM cũng như hành động của chính phủ để ngăn chặn việc sử dụng động vật hoang dã bị đe dọa trong các sản phẩm của họ.
Trong khi Trung Quốc đã tìm cách loại bỏ các loài quý hiếm trong điều trị bằng y học cổ truyền, vẫn có một số người kê đơn thuốc như kích dục hoặc để điều trị các bệnh từ ung thư đến các bệnh ngoài da.
Tình trạng của lệnh cấm sử dụng sừng tê giác và các bộ phận của hổ được áp dụng vào năm 1993 và bất ngờ được dỡ bỏ vào năm 2018.
Kam nói: “Chúng tôi hiểu rằng y học cổ truyền là một phần không thể thiếu đối với nhiều nền văn hóa và đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ở châu Phi và hơn thế nữa”.
“Mối quan tâm thực sự của chúng tôi là sự nở rộ của TCM ở châu Phi, như đang diễn ra với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và nó sẽ có tác động thúc đẩy nhu cầu gia tăng đối với các phương pháp điều trị có chứa động vật hoang dã, điều này khiến nhiều loài bị đe dọa hoặc tuyệt chủng”, Kam nói thêm.
Với việc đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn, việc chăm sóc sức khỏe, bao gồm tăng cường phố hợp giữa TCM và y học cổ truyền châu Phi trong điều trị bệnh có thể sẽ là một vấn đề quan trọng tại một diễn đàn sắp tới về Hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC). Cuộc họp sẽ bắt đầu tại Senegal vào tháng sau.
EIA lưu ý rằng Nam Phi, Cameroon, Tanzania và Togo nằm trong số các quốc gia châu Phi đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để phát triển phương pháp chữa bệnh bằng TCM trong khi Nam Phi và Namibia đã công nhận TCM là hệ thống y tế công cộng của họ.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Phi, Trung Quốc đã thay thế Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi vào năm 2009 và tổng thương mại đạt mức 200 tỷ USD vào năm 2020.
Trung Quốc đang triển khai dự án “Vành đai và Con đường” ở châu Phi bằng cách phát triển các dự án đường bộ, đường sắt và nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn khác trên khắp châu lục này.
Advertisement