Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu thủy sản tháng 6/2022 ước tính trên 1,1 tỷ USD

Báo cáo ngành hàng

06/07/2022 06:42

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 6/2022 đạt 210.000 tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 14,94% về lượng và tăng 29,8% về trị giá so với tháng 6/2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 1,173 triệu tấn, trị giá 5,08 tỷ USD, tăng 18,91% về lượng và tăng 40,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Đây là kết quả xuất khẩu thủy sản đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 5/2022 đạt 205,7 nghìn tấn, trị giá 1,06 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 34,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tháng 6/2022 ước tính trên 1,1 tỷ USD - Ảnh 1.

Xuất khẩu cá tra, basa trong 5 tháng đầu năm 2022 cũng thuận lợi, đạt 428.370 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 30,3% về lượng và tăng 89,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản đạt 963.100 tấn, trị giá 4,705 tỷ USD, tăng 19,8% về lượng và tăng 43,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, trừ xuất khẩu chả cá, cá khô, cá đóng hộp và ốc giảm.

Tôm các loại là mặt hàng thủy sản có trị giá xuất khẩu cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2022, đạt 183.600 tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, tăng 26,0% về lượng và tăng 40,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cá tra, basa trong 5 tháng đầu năm 2022 cũng thuận lợi, đạt 428.370 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 30,3% về lượng và tăng 89,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cá ngừ, cá đông lạnh, mực các loại… đạt mức tăng trưởng 2 con số cả về lượng lẫn trị giá; trong khi xuất khẩu chả cá giảm 8,2% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong thời gian tới, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là mặt hàng cá tra. Với thị trường Hoa Kỳ, các nhà nhập khẩu nước này tăng cường việc nhập khẩu cá tra khi mức tồn kho cá tra ở mức rất thấp sau hai năm dịch bệnh. Bên cạnh đó, diện tích nuôi cá da trơn tại Hoa Kỳ giảm trong 3 năm liên tiếp, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cá da trơn. Hơn nữa, giá cá tra cạnh tranh có thể là một lựa chọn trong tình trạng lạm phát liên tục lập kỷ lục và có thể bù đắp khoảng trống ở một số phân khúc với sản phẩm cá thịt trắng (cá tuyết, cá minh thái) bị thiếu hụt nguồn cung từ Nga. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu cá tra của Trung Quốc vẫn ở mức cao.

Tuy nhiên, xuất khẩu tôm có khả năng gặp khó khăn khi tình hình lạm phát kỷ lục tại hầu hết các thị trường lớn trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ tôm trong các tháng cuối năm. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp hơn mọi năm. Thời tiết mưa khá nhiều khiến bà con phải thu hoạch tôm sớm và cũng hạn chế thả giống sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung tôm nguyên liệu. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ cũng đã có dấu hiệu chậm lại trong một vài tháng tới, trước khi phục hồi từ tháng 9/2022, khi các nhà nhập khẩu đẩy mạnh chuẩn bị nguồn hàng cho kỳ nghỉ lễ cuối năm. Theo giới chuyên gia, nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ giảm trong tháng 4/2022 là dấu hiệu cho thấy thị trường tôm đã bắt đầu chững lại sau khoảng thời gian bùng nổ những tháng đầu năm.

Đ. KHẢI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement