Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu thủy hải sản: Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính

Trước đây nhiều người thường cho rằng thị trường Trung Quốc dễ, nhập khẩu cái gì cũng được nhưng hiện nay nước này không còn là thị trường dễ tính.

Cá tra Việt Nam lên sàn Alibaba

Trước đây nhiều người thường cho rằng thị trường Trung Quốc dễ, xuất khẩu cái gì cũng được. Nhưng trong khoảng thời gian gần đây có sự tham gia của các công ty lớn vào thị trường Trung Quốc thì họ yêu cầu chất lượng cao, thậm chí cao hơn cả những nước tiên tiến khác. Năm 2013, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ tư của Việt Nam và có mức tăng trưởng nhập khẩu ổn định hơn thị trường khác.

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2013 – 2017, Trung Quốc đã nhập hơn 8 tỉ USD thủy sản các loại, trung bình 3 triệu tấn sản phẩm mỗi năm.

Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của thủy sản Việt Nam; năm 2018, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt hơn 1,5 tỉ USD. Trong đó hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra. Điều đó chứng minh tiềm năng của thị trường Trung Quốc khá lớn và đây cũng là cơ hội và thách thức lớn với ngành xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam.

Ông Trương Đình Hòe cho biết thêm, các tầng lớp trung lưu Trung Quốc ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, và đánh bắt tự nhiên vì lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm. Người Trung Quốc thích những sản phẩm được các thị trường khó tính như Mỹ hay châu Âu chấp nhận vì họ nghĩ rằng đó là những sản phẩm tốt và họ sẵn sàng bỏ tiền ra để tiêu dùng.

Thực tế thị trường Trung Quốc trong khoảng 5 năm trở lại đây là một trong những thị trường hấp dẫn và chiếm thị phần xuất khẩu cao của Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng.

Nguồn: VASEP (thống kê Hải quan)
Nguồn: VASEP (thống kê Hải quan)

Sản phẩm thủy hải sản Việt Nam điển hình như cá tra và cá basa vào được thị trường Mỹ và châu Âu thì không khó để vào thị trường Trung Quốc. Đặc biệt khi sản phẩm cá tra của Việt Nam đã chính thức lên sàn thương mại điện tử Alibaba, Trung Quốc.

Thương mại điện tử phát triển mạnh ở Trung Quốc, thủy hải sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu nhiều trên các trang tin điện tử, online của thị trường Trung Quốc. Hiện nay, cá tra Việt Nam là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính thức xuất hiện trên trang điện tử Alibaba.

Người Trung Quốc rất thích mua bán trên các trang tin thương mại điện tử. Nhưng cũng là cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Vì khi đưa sản phẩm lên trang thông tin điện tử thì phải có những cam kết chất lượng ổn định. Điều đó có nghĩa là mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải nổ lực rất nhiều trong khâu nâng chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường ngày càng khó tính này.

Thêm vào đó thuế nhập khẩu ở Trung Quốc đang điều chỉnh theo hướng tích cực, chính phủ Trung Quốc đang có những chính sách giảm thuế đối với mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Nâng cao chất lượng để sinh tồn

Xuất khẩu bằng đường biển tại Việt Nam đang trở nên dễ dàng với chi phí rẻ hơn. Trước đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hàng bằng hình thức xuất khẩu đường bộ từ các tỉnh phía Nam ra biên giới phía Bắc.

Nhưng hiện nay, họ có thể làm thủ tục hải quan tại kho của nhà máy và chuyển hàng trực tiếp lên cảng Cát Lái và vận chuyển trực tiếp đến các cảng biển của Trung Quốc: Thượng Hải, Bắc Kinh, Thẩm Quyến. Xuất khẩu bằng đường biển là một hình thức xuất khẩu chính ngạch theo thông lệ quốc tế, giúp tránh những rủi ro thanh toán đối với những nhà xuất khẩu.

Hơn nữa chi phí cũng rẻ hơn so với vận chuyển bằng đường bộ, và đảm bảo chất lượng đặc biệt là đối với những sản phẩm đông lạnh.

Thủy sản Việt Nam nâng cao chất lượng để sinh tồn
Thủy sản Việt Nam nâng cao chất lượng để sinh tồn

Tuy nhiên, ngành xuất khẩu thủy hải sản cũng gặp phải những vấn đề nhất định nhưTrung Quốc đang siết chặt có vấn đề kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nên sản phẩm Việt Nam phải nâng cao chất lượng thì mới sinh tồn được ở thị trường Trung Quốc.

Gần đây Trung Quốc mạnh tay xử lý những tình trạng buôn lậu tôm và cá tra qua đường biển, nhằm tạo môi trường xuất khẩu cạnh tranh lành mạnh, trong sạch nên đây là cơ hội để Việt Nam nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm để cạnh tranh, phát triển thị trường này qua con đường xuất khẩu chính ngạch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trung Quốc đang nuôi thành công cá tra, sắp tới họ sẽ cạnh tranh với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một vấn đề lớn đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên nếu nhìn ở một khía cạnh khác, rõ ràng là chi phí nuôi ở Trung Quốc tế cao hơn nhập khẩu. Đó là chưa kể đến chất lượng môi trường và khí hậu ở Trung Quốc không thuận tiện cho việc nuôi cá tra quanh năm như ở Việt Nam.

Giải pháp cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam là nâng cao chất lượng và tăng xuất khẩu chính ngạch để cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Trung Quốc. Việt Nam cần thực hiện quản lý chất lượng thông qua việc cấp và kiểm tra chứng thư chất lượng trước khi xuất khẩu đi Trung Quốc. Tình trạng xuất khẩu thủy sản bằng đường bộ mà không cần xin chứng thư chất lượng có thể tạo ra những hệ lụy về chất lượng sản phẩm cũng như hình ảnh sản phẩm thủy sản Việt Nam.  

Các cơ quan ban ngành liên quan cần có các biện pháp và động thái thúc đẩy cơ quan thẩm quyền Trung Quốc bổ sung thêm các sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu vào  “Danh sách các sản phẩm được chấp thuận nhập khẩu vào Trung Quốc”. Việc đăng ký bổ sung các sản phẩm xuất của Việt Nam còn thiếu vào  “Danh sách các sản  phẩm  được  chấp  thuận  NK  vào  Trung  Quốc” vẫn  còn  khó  khăn và mất nhiều thời gian .

Một yếu tố quan trọng nữa là thông tin thay đổi trong chính sách nhập khẩu hàng thủy sản qua đường biển không được cập nhật thường xuyên có thể gây khó khăn cho kế hoạch xuất khẩu. Các cơ quan chức năng có các biện pháp nhằm cập nhật và thông báo kịp thời những thay đổi. Doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin thường xuyên về nhu cầu và quy định của thị trường đặc biệt là khu vực xuất khẩu biên giới.

CẨM VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement