Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu surimi Việt Nam sang Nhật Bản không ổn định

Báo cáo ngành hàng

13/09/2019 15:52

Nhu cầu tiêu thụ surimi của Nhật Bản tăng, nhưng xuất khẩu surimi Việt Nam sang Nhật Bản không ổn định.

 Theo Hiệp hội chế biến vàxuất khẩu thủy sản Việt Nam, Nhật Bản là nước tiêu thụ surimi lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% tổng giá trị nhập khẩu surimi của toàn thế giới. Nhập khẩu surimi vào Nhật Bản tăng liên tục từ năm 2017 và dự kiến nhu cầu surimi của Nhật Bản vẫn cao trong năm nay.

Xuất khẩu surimi Việt Nam sang Nhật Bản không ổn định.
Xuất khẩu surimi Việt Nam sang Nhật Bản không ổn định.

Từ 2014 đến 2018, nhập khẩu surimi của Nhật Bản dao động từ 486,3 triệu USD đến 559,2 triệu USD trong đó giá trị nhập khẩu năm 2017 đạt thấp nhất từ 486,3 triệu USD và năm 2014 đạt cao nhất 559,2 triệu USD. Sau khi giảm liên tục từ 2014 đến 2017, giá trị nhập khẩu surimi vàothị trường này tăng liên tục từ 2017 đến nay.

Na Uy là nguồn cung surimi lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm 19,8% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này vào Nhật Bản. Các nguồn cung lớn tiếp theo gồm Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc lần lượt chiếm 15,8%, 14,8% và 9,2%. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 5, chiếm 8,5%.

Bảy tháng đầu năm nay, nhập khẩu surimi vào Nhật Bản đạt 334,3 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong top 5 nguồn cung chính, nhập khẩu từ Na Uy, Việt Nam tăng trưởng 2 con số trong khi nhập khẩu từ Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc tăng nhẹ.

Xuất khẩu surimi Việt Nam sang Nhật Bản.
Xuất khẩu surimi Việt Nam sang Nhật Bản.

Giá trung bình nhập khẩu surimi vào Nhật Bản đạt 3,8 USD/kg trong tháng 6 năm nay, tăng cao hơn so với 2 năm trước đây do nhu cầu nhập khẩu surimi của Mỹ và EU tăng.

Các nhà chế biến surimi của Nhật Bản đang gặp khó khăn do giá nhập khẩu tăng, chi phí hậu cần và lao động cũng leo thang. Dự kiến, những tháng cuối năm nay, nhu cầu tiêu thụ surimi của Nhật Bản còn tiếp tục tăng.

Nhập khẩu surimi của Nhật Bản (Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)

Nguồn cung

2014

2015

2016

2017

2018

TG

559.249

520.880

515.719

486.325

523.284

Na Uy

88.682

85.102

94.719

98.001

103.804

Ấn Độ

69.550

76.033

66.682

68.274

82.760

Thái Lan

111.942

101.274

97.033

79.252

77.267

Trung Quốc

52.982

48.591

51.344

46.018

48.340

Việt Nam

44.873

45.045

41.506

40.141

44.571

Mỹ

32.262

26.388

30.338

25.938

23.990

Chile

20.822

19.263

20.565

15.671

21.579

Philippines

20.303

19.756

15.965

14.840

16.233

Indonesia

19.986

22.742

18.743

16.331

15.374

Nhập khẩu surimi của Nhật Bản, T1-T7/2019 (Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)

Nguồn cung

T1-T7/2018

T1-T7/2019

Tăng, giảm (%)

TG

299.855

334.355

11,5

Na Uy

55.428

67.456

21,7

Thái Lan

44.545

46.722

4,9

Ấn Độ

58.922

61.424

4,2

Trung Quốc

27.909

29.985

7,4

Việt Nam

24.243

27.833

14,8

Mỹ

12.481

14.879

19,2

Chile

11.491

12.174

5,9

Philippines

8.422

10.077

19,7

Anh

1.269

1.938

52,7

Peru

3.045

5.491

80,3

Hàn Quốc

3.816

7.853

105,8

Malaysia

5.744

6.889

19,9

Greenland

4.699

5.509

17,2

Australia

2.184

3.332

52,6

Pakistan

2.475

2.257

-8,8

Indonesia

8.682

7.580

-12,7

Suriname

1.510

2.082

37,9

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu surimi lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 11,8% tổng giá trị nhập khẩu surimi của Việt Nam đi các thị trường. Bảy tháng đầu năm nay, xuất khẩu surimi Việt Nam sang Nhật Bản không ổn định, giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản giảm trong các tháng 2,6 và 7 trong khi tăng mạnh trong các tháng 1,3,4 và 5.

Tháng 7/2019, xuất khẩu surimi của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,9 triệu USD, giảm 44,8%. Bảy tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu đạt 21,6 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu surimi của Việt Nam sang Nhật Bản tính tới tháng 7 năm nay không ổn định do chi phí đầu vào cho sản xuất trong nước vẫn cao nên mức giá sản phẩm surimi xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao hơn so với sản phẩm cùng loại của một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản như Trung Quốc, Thái Lan…

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement