Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu rau và hoa quả tươi sang thị trường châu Âu cần biết những điều này

Hiệp định EVFTA đã kí kết nhưng để những sản phẩm rau và hoa quả tươi tham gia vào chuỗi cung ứng của thị trường EU là rất khó.

Thị trường EU đòi hỏi chất lượng và an toàn tuyệt đối

Vị thế của nhà nhập khẩu châu Âu là rất lớn. Đối với các sản phẩm thuộc thị trường ngách (niche market) hoặc các sản phẩm chất lượng cao thì rất dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình mua bán. Bởi vì nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại trái cây và rau quả nhiệt đới, những loại mới lạ và loại rau quả trái mùa có chất lượng cao.

Những loại trái cây và rau quả này không dễ dàng được thay thế bằng các sản phẩm truyền thống khác; tuy nhiên, các yêu cầu nghiêm ngặt của người mua cũng như việc tham gia vào chuỗi cung ứng trước và sau của các nhà nhập khẩu châu Âu là rất cao. Điều này làm cho các công ty mới và quy mô nhỏ càng khó khăn hơn khi tham gia vào thị trường.

Châu Âu là một thị trường rất hoàn thiện được quản lý tốt bởi luật pháp và các loại chứng nhận. Các cơ hội có thể được tìm thấy trong việc bạn phản hồi chính xác với nhu cầu thị trường là tuân thủ tốt các yêu cầu của người mua và sự khác biệt của sản phẩm.

Để trái cây và rau quả tươi có mặt trên thị trường châu Âu cần rất nhiều loại giấy chứng nhận. Mặc dù các loại chứng chỉ đều phổ biến ở từng thị trường châu Âu khác nhau, tất cả các thị trường đều đòi hỏi chất lượng, an toàn thực phẩm và - ở một mức độ nhất định - nhận thức về các khía cạnh môi trường hoặc xã hội trong sản xuất của bạn. Theo các người mua hàng châu Âu, giấy chứng nhận và phân tích thành phần dịch hại của bạn luôn nhận được nhiều sự quan tâm như chính sản phẩm đó vậy.

Những điều nhà xuất khẩu rau và hoa quả tươi sẽ đối mặt khi cố gắng thâm nhập thị trường châu Âu
Những điều nhà xuất khẩu rau và hoa quả tươi sẽ đối mặt khi cố gắng thâm nhập thị trường châu Âu

Điều đó chủ yếu là do mảng bán lẻ liên tục nâng cao tiêu chuẩn và các nhà nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu đó. Do vậy, với nhà xuất khẩu rau quả tươi, việc thâm nhập thị trường châu Âu ngày càng khó khăn hơn. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu có quy mô nhỏ hơn.

Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng những tiêu chuẩn cao này cũng ảnh hưởng đến người mua tiềm năng các sản phẩm của bạn. Họ thường cạnh tranh trong việc tiếp cận các sản phẩm tươi chất lượng, vì các thị trường khác ít nghiêm ngặt hơn và cung cấp giá tốt. Điều này có thể cung cấp cho bạn nhiều quyền lực hơn để đàm phán với đối tác châu Âu.

Khi các quy tắc trở nên chặt chẽ hơn, chuỗi cung ứng trở nên trực tiếp hơn. Các nhà bán lẻ muốn gắn bó gần hơn với nguồn cung cấp và các nhà nhập khẩu tích hợp với người trồng để duy trì quyền kiểm soát các tiêu chuẩn chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của khách hàng bán lẻ.

Thiết lập một sự hợp tác chặt chẽ có thể nâng cao thành công và danh tiếng của bạn như một nhà cung cấp đáng tin cậy.

Người mua thường không sẵn sàng thay thế các mối quan hệ đã được thiết lập tốt đáp ứng tất cả các yêu cầu của họ hoặc cung cấp các nhãn hiệu cụ thể. Tuy nhiên, giá cả hấp dẫn và các sản phẩm khác biệt luôn là những lý do tốt để giành được ưu thế.

Hãy nhớ rằng độ tin cậy là một con đường hai chiều và điều kiện thị trường kém có thể mang lại điều tồi tệ nhất cho con người. Yêu cầu chất lượng sản phẩm là một thông lệ phổ biến trong thương mại đồ tươi sống.

Tận dụng hiệp định EVFTA

Hiểu biết người mua hàng của bạn và cố gắng xây dựng quan hệ đối tác. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị những yếu tố cơ bản khi tham gia vào một giao dịch mới. Ví dụ, nghĩ đến việc chụp ảnh sản phẩm của mình trước khi vận chuyển, đàm phán giá tối thiểu và luôn cảnh giác.

Luôn cảnh giác khi tiếp cận với nhà nhập khẩu mới và hứa hẹn cho bạn lợi nhuận kinh ngạc cho các sản phẩm của bạn. Lời hứa về lợi ích không tưởng là không thực tế.

Kiểm tra các loại giấy chứng nhận khác nhau trên ITC Standards Map. Tìm thêm thông tin trên European buyer requirements on the CBI Market Intelligence Platform

Việc tạo ra các cơ hội kinh doanh cho các nhà xuất khẩu châu Âu là ưu tiên hàng đầu của Liên minh châu Âu. Quá trình này được tạo điều kiện bởi các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đổi lại, các nước đối tác có thể đàm phán mức thuế ưu đãi cho việc xuất khẩu sản phẩm tươi sống sang Liên minh châu Âu.

Các nhà cung cấp chính về trái cây và rau quả tươi (ví dụ, Morocco, Ai Cập, Colombia, Peru và Nam Phi) đều có FTA với Liên minh châu Âu. Tùy thuộc vào nội dung của hiệp định, các thỏa thuận như vậy có thể cung cấp lợi thế trong thương mại đối với sản phẩm tươi sống. Để biết tổng quan đầy đủ về các FTA với EU, hãy xem European Commission Website

Xác định xem quốc gia của bạn có Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu hay không và liệu sản phẩm của bạn có đủ điều kiện hưởng thuế quan ưu đãi. Xác định ưu điểm hoặc nhược điểm của bạn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp từ các quốc gia khác.

Có giấy phép từ các công ty hạt giống có thể làm giảm tạm thời những rửi ro đối với những thành viên mới tham gia thị trường cung cấp rau quả. Tiếp cận với nguyên liệu và giống cây trồng phù hợp để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và hương vị là rất quan trọng, đặc biệt đối với các sản phẩm tiêu dùng thông dụng hơn. Hãy nhớ rằng quyền của nhà sản xuất giống được quy định chặt chẽ ở châu Âu.

Thu thập thông tin về những loại giống nào đang có nhu cầu từ người nhập khẩu châu Âu và làm quen với các quy định của châu Âu về quyền của nhà tạo giống cây thông qua Văn phòng giống cây trồng cộng đồng (CPVO).

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement