26/08/2019 13:56
Xuất khẩu nam châm đất hiếm Trung Quốc sang Mỹ tăng 26% trong tháng 7
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu nam châm đất hiếm (đất hiếm dùng làm nam châm vĩnh cửu) sang Mỹ trong tháng 7 tăng 26%.
Lượng đất hiếm xuất khẩu tháng 6 đạt khoảng 477 tấn, trong khi tháng 6 chỉ đạt 414 tấn và 356 tấn vào tháng 7/2018 – mức cao nhất kể từ năm 2016 đến nay, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, theo CNBC.
Trung Quốc là nhà sản xuất nam châm đất hiếm lớn nhất thế giới. Nam châm đất hiếm ứng dụng cả trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự. Vào thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu kết thúc, khả năng chính quyền Bắc Kinh lợi dụng vị thế nhà sản xuất nam châm đất hiếm hàng đầu thế giới gây khó cho phía Washington hoàn toàn có thể xảy ra.
Một mỏ đất hiếm ở Trung Quốc. |
Trong số hàng hoá trị giá 75 tỷ USD của Mỹ bị Trung Quốc áp thuế trả đũa vào ngày 23/8, Bộ Tài chính Trung Quốc đã giảm 5% nhập khẩu nam châm đất hiếm của Mỹ từ ngày 15/12, mặc dù mức giảm như vậy là không đáng kể, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết.
Một sản phẩm đất hiếm quan trọng khác của Mỹ là lanthanum, được sử dụng trong ngành công nghiệp lọc dầu. Xuất khẩu oxit lanthanum đứng ở mức 966 tấn trong tháng 7, theo dữ liệu hải quan. Con số này cao hơn gấp đôi so với 433 tấn trong tháng 6 và tăng 119,5% so với 440 tấn trong tháng 7/2018.
Trong khi đó, xuất khẩu lanthanum carbonate ở mức 119 tấn, chỉ dưới 120 tấn trong tháng 6 và giảm 71,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu công bố ngày 8/8, các loại đất hiếm nói chung được Trung Quốc xuất khẩu, có thể biến động mạnh, tăng 32,2% trong tháng 7 so với tháng trước lên mức cao nhất kể từ tháng 12.
Tổng thống Donald Trump vào ngày 22/7 vừa yêu cầu Lầu Năm Góc tìm cách tốt hơn để mua nam châm samarium-cobalt (một loại đất hiếm) dùng trong một số động cơ đặc biệt. Ông cảnh báo nền quốc phòng Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại nếu không dự trữ đủ.
Nhà quản lý David Merriman thuộc công ty tư vấn Roskill chỉ ra rằng so với nhập khẩu phục vụ điện tử, ô tô cùng những ngành khác, lượng nam châm vĩnh cửu mà Lầu Năm Góc mua vào tương đối ít.
Riêng với nam châm samarium-cobalt, ông Merriman lưu ý Mỹ đang chuyển hướng nhập từ các đơn vị Nhật Bản khai thác và lập xưởng sản xuất tại hai quốc gia Đông Nam Á Philippines cùng Malaysia.
Advertisement
Advertisement