01/10/2019 11:28
Xuất khẩu mực, bạch tuộc qua Mỹ liên tục giảm mạnh
Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam 8 tháng đầu năm nay đạt 385,6 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội chế biến vàxuất khẩuthủy sảnViệt Nam, xuất khẩu mực mực, bạch tuộc của Việt Nam 8 tháng đầu năm nay đạt 385,6 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 8/2019, xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt 44 triệu USD, giảm gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 8/2019, trong top 6 thị trường nhập khẩu chính, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN, Trung Quốc đều giảm, duy nhất xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc liên tục giảm mạnh. |
Bảy tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam chỉ tăng trong hai tháng 1 và 3/2019, các tháng còn lại đều giảm.
Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam, bạch tuộc chiếm tỷ trọng cao hơn với 51,2%, còn lại mực chiếm 48,8%. Việt Nam vẫn chủ yếu XK các sản phẩm mực, bạch tuộc sống/tươi/đông lạnh (chiếm tỷ trọng 71%), các sản phẩm chế biến vẫn chưa nhiều (chiếm 29%).
Trong tổng cơ cấu các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu, bạch tuộc khô/muối/ sống/tươi/đông lạnh (HS 03) tăng 7%; mực khô/nướng (HS 03) giảm mạnh nhất 30% so với cùng kỳ năm 2018.
Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 39,7% tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt trên 153 triệu USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2018. Sau khi tăng trưởng liên tục trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc giảm liên tục trong bốn tháng 5, 6, 7 và 8.
Giá xuất khẩu giảm và nhu cầu tiêu thụ không ổn định là một trong những yếu tố tác động tới xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc trong những tháng đầu năm nay. Lợi thế thuế quan từ Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA) phần nào giúp hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang thị trường này.
Trong cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, bạch tuộc vẫn chiếm ưu thế với 75%, còn lại mực chiếm 25%. Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm mực, bạch tuộc từ Việt Nam như mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá…
Nhật Bản, thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, nhập khẩu 98 triệu USD mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2018. Sau khi tăng trưởng dương trong tháng 7, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật giảm 25,9% trong tháng 8/2019.
Tỷ trọng mực và bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Nhật Bản gần tương đương. Trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, mực tươi/đông lạnh (HS 03) chiếm tỷ trọng cao nhất.
Các sản phẩm mực, bạch tuộc chính của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 7 tháng đầu năm nay gồm mực ống nguyên con đông lạnh, mực ống cắt sợi, cắt miếng, cắt khoanh, mực ống phile đông lạnh, mực nang đông lạnh, mực nang cắt trái thông, mực nang cắt răng lược đông lạnh, mực nang chế biến, mực ống sushi, bạch tuộc tẩm bột…
EU là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 12% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU 8 tháng đầu năm nay đạt 47 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan là 3 thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Tám tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Italy, Tây Ban Nha giảm 17,2% và 2,4% trong khi xuất khẩu sang Hà Lan tăng 10%.
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) chuẩn bị có hiệu lực, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU sẽ được giảm bớt khó khăn do được hưởng những ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, donh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ để có thể được hưởng những ưu đãi thuế quan này.
Advertisement
Advertisement