25/09/2018 16:46
Xuất khẩu hải sản vào châu Âu sụt giảm, quá khó để lấy lại "thẻ xanh"
Xuất khẩu hải sản vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) có chiều hướng giảm sâu và liên tục trong trong năm 2018.
Xuất khẩu hải sản 8 tháng đầu năm của cả nước đạt 252 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ 2017. Số liệu này thuộcbáo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trong hội nghị đánh giá một năm triển khai chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chốnghoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp(IUU), tổ chức tại TP.HCM ngày 25/9.VASEP cho rằng, mặt hàng này có chiều hướng giảm sâu và liên tục năm nay.
Cá ngừ là mặt hàng tăng trưởng cao nhất và cũng là sản phẩm chủ lực nhưng so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng qua từng tháng đều thấp hơn đáng kể. Nếu năm 2017, mặt này tăng từ 20 - 34%, thì năm 2018 chỉ tăng tối đa 20%.
EU khó gỡ "thẻ vàng" IUU trong năm nay đối với hải sản. |
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Vasep.Pro, xuất khẩu thuỷ sản sang EU vẫn duy trì tăng trưởng 2 con số qua các tháng, nhưng giá trung bình tăng là do nguồn cung khan hiếm. Mực và bạch tuộc xuất sang EU cũng liên tục giảm sâu từ 9 – 41%, bởi tác động rõ rệt từ IUU với mức tăng trưởng dao động không ổn định.
Đầu năm 2019, EU sẽ xem xét mức thẻ mới đối với hải sản nhập khẩu từ Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Ủy banHải sản VASEP nhận đinh, khó có thể lấy lại "thẻ xanh' cho hải sản Việt Nam, mà chỉ cố duy trì "thẻ vàng" như hiện tại và không để EU "rút thẻ đỏ".
Dù có nhiều nỗ lực, nhưng theo bà Sắc, vẫn còn khá nhiều vấn đề chưa thể khắc phục được, chẳng hạn việc quản lý tàu thuyền ở địa phương.Dù cơ quan quản lý của Việt Nam khá mạnh tay với các tàu đánh bắt trái phép, nhưng vẫn có nhiều tàu bất chấp. Bởi theo bà Sắc, mức phạt hoạt động đánh bắt trái phép dù lên đến hàng tỷ đồng, nhưng nếu các tàu đánh bắt trái phép không bị phát hiện có thể thu lời bất chính nhiều tỷ đồng nên họ vẫn bất chấp
Để thay đổi tình hình, đại diện VASEP cho rằng, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, ngư dân còn phải cần đến sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng. Trong đó, chính phủ nên có những chính sách tài trợ thiết bị cho các tàu thuyền giúp các phương tiện đánh bắt có được thông tin định vị. Những thông tin dữ liệu mà thị trường châu Âu cần. Đây là một trong những đòi hỏi quan trọng để EU bỏ "thẻ vàng" cho hải sản Việt Nam.
Đồng thời, cũng theo VASEP, chúng ta cần mạnh mẽ loại bỏ những tàu bất hợp pháp. Vì hoạt động này không được ngăn chặn sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến cả ngành xuất khẩu hải sản của Việt Nam.
Những biện pháp nêu trên, theo VASEP, không chỉ nhằm mục đích xóa bỏ thẻ vàng IUU, mà còn là tương lai của ngành hải sản Việt Nam. Đó là biến một ngành từ nhỏ lẻ sang hiện đại, công nghiệp.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp