Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh sau 3 tháng sụt giảm

Báo cáo ngành hàng

20/01/2021 11:48

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi sụt giảm 3 tháng liên tiếp. Tuy nhiên, đến tháng 12/2020 lại tăng mạnh 55,5% về lượng và tăng 54,4% về kim ngạch.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi sụt giảm 3 tháng liên tiếp, thì đến tháng 12/2020 lại tăng mạnh 55,5% về lượng và tăng 54,4% về kim ngạch nhưng giá giảm 0,7% so với tháng 11/2020, đạt 546.622 tấn, tương đương 291,8 triệu USD, giá 533,8 USD/tấn.

So với tháng 12/2019 thì tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 9,5%, 28% và 17%.

Tính chung cả năm 2020 cả nước xuất khẩu gần 6,25 triệu tấn gạo, tương đương 3,12 tỷ USD, giá 499 USD/tấn giảm 1,9% về lượng nhưng tăng 11,2% về kim ngạch và tăng 13,3% về giá so với năm 2019.

Philippines đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt 2,22 triệu tấn, trị giá 1,06 tỷ USD, giá 476 USD/tấn, tăng 4% về lượng, tăng 19,3% về kim ngạch và tăng 14,7% về giá so với năm 2019, chiếm 35,5% trong tổng lượng và chiếm 33,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng rất mạnh 70% về lượng, tăng 92,7% về kim ngạch và tăng 13,3% về giá so với năm trước, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt Nam với 810.838 tấn, tương đương 463,03 triệu USD, giá 571 USD/tấn, chiếm trên 13% trong tổng lượng và chiếm 14,8% trong tổng kim ngạch.

Ghana đứng vị trí thứ 3, đạt 522.548 tấn, tương đương 282,29 triệu USD, giá trung bình 540,2 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với năm 2019, với mức tăng tương ứng 22,3%, 32,8% và 8,5%, chiếm 8,4% trong tổng lượng và chiếm 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Trong năm 2020, xuất khẩu gạo sang các thị trường chính đều tăng cả lượng và kim ngạch so với năm 2019, bên cạnh đó, còn có một số thị trường cũng tăng mạnh như: Indonesia tăng 130,6% về lượng và tăng 171,5% về kim ngạch, đạt 92.587 tấn, tương đương 49,95 triệu USD; Australia tăng 65,6% về lượng và tăng 67,6% về kim ngạch, đạt 29.523 tấn, tương đương 18,63 triệu USD.

Theo các chuyên gia xuất nhập khẩu, có 3 nguyên nhân khiến gạo Việt Nam có bước phát triển tăng cao như hiện nay:

Thứ nhất, đề án tái cơ cấu nông nghiệp của Chính phủ, trong đó tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo được triển khai mạnh mẽ đã làm thay đổi quy trình canh tác lúa theo hướng nâng cao chất lượng thay vì tăng sản lượng.

Thứ hai, những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia mang tầm chiến lược như CPTPP, EVFTA gần đây là RCEP và với Anh Quốc đã tạo điều kiện cho Gạo Việt Nam bứt phá.

Thứ ba, năm 2020, tình hình dịch COVID-19 làm suy giảm nhiều ngành nghề, nhưng nhu cầu về lương thực không giảm mà còn tăng, đây cũng là nguyên nhân khách hàng vẫn cần mua gạo Việt Nam.

(Số liệu từ VITIC)

THUẬN TIỆN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement