Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria 4 tháng đầu năm 2019 đạt 69,1 triệu USD

Tiêu dùng

12/06/2019 09:57

Theo Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đã đạt 69,1 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2019.

Trong đó cà phê chiếm 37,64 triệu USD, kim loại thường 7,93 triệu USD, hàng thủy sản 3,1 triệu USD, hóa chất 1,75 triệu USD, gạo 1,1 triệu USD, hạt tiêu, 0,84 triệu USD.

Chính sách thương mại của Algeria

Ngày 15/5/2019, Chính phủ Algeria đã họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Noureddine Bedoui và đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thâm hụt cán cân thanh toán và duy trì lượng dự trữ ngoại hối.

Trong số các biện pháp này có việc sửa đổi nghị định nhập khẩu linh kiện ô tô, linh kiện phụ tùng cho hàng điện, điện tử phục vụ ngành công nghiệp lắp ráp trong nước và kéo dài thời gian thanh toán hàng nhập khẩu.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria 4 tháng đầu năm 2019 đạt 69,1 triệu USD
Xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria 4 tháng đầu năm 2019 đạt 69,1 triệu USD

Bộ trưởng Tài chính đã trình bày các biện pháp nhằm giảm thâm hụt cán cân thanh toán và giữ vững dự trữ ngoại tệ sau cuộc họp của ủy ban hữu quan bao gồm đại diện các Bộ Tài chính, Thương mại và Công nghiệp.

Nhiều biện pháp đã được đưa ra liên quan đến nhập khẩu các bộ linh kiện xe ô tô CKD/SKD dành cho việc lắp ráp xe ôtô và sản xuất các sản phẩm điện gia dụng, điện tử và điện thoại di động nhằm hợp lý hóa nhập khẩu trong các lĩnh vực nói trên.

Trong quý 1/2019, Algeria đã nhập khẩu 920,86 triệu USD linh kiện phụ tùng ôtô, tăng 21,41% so với cùng kỳ năm 2018. Năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đã đạt 3,73 tỷ USD, tăng đến 70% so với năm 2017.

Cũng để giảm chi phí nhập khẩu, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại được giao soạn thảo cơ chế pháp lý cho phép công dân được nhập khẩu xe ôtô cũ.

Tại cuộc họp, Chính phủ đã đưa ra các quyết định sau: Sửa đổi Nghị định ban hành năm 2000 quy định những điều kiện xác định hoạt động sản xuất từ việc nhập khẩu các bộ linh kiện dành cho các ngành công nghiệp lắp ráp và các bộ linh kiện ôtô.

Việc nhập khẩu nhóm hàng này cần được giới hạn ở những thành phần chủ yếu của sản phẩm, có đưa vào hoạt động gia công và xác định thời hạn để hưởng các biện pháp khuyến khích nhập khẩu (như ưu đãi thuế).

Algeria đẩy nhanh quá trình soạn thảo hồ sơ các đặc điểm kỹ thuật liên quan đến lắp ráp đồ điện gia dụng và điện tử, tôn trọng các quy định và điều kiện chi phối hoạt động này, nhất là tỷ lệ nội địa hóa, tuyển nhân công địa phương và yêu cầu xuất khẩu. Ban hành nghị định liên Bộ quy định tỷ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực hoạt động liên quan đến ngành công nghiệp lắp ráp.

Ngoài ra để hợp lý hóa nhập khẩu và duy trì quỹ dự trữ ngoại tệ, Chính phủ đã thông qua quyết định cho phép kéo dài phương thức thanh toán chậm hàng nhập khẩu trong một số lĩnh vực hoạt động với điều kiện thời hạn này không vượt quá 1 năm trong khuôn khổ quy định thương mại quốc tế.

Hiện tại, việc thanh toán chậm hàng nhập khẩu được ấn định với thời gian 59 ngày (hai tháng). Như vậy, nhà nhập khẩu từ nay có thể đàm phán với nhà cung cấp phương thức thanh toán hóa đơn nhập khẩu với thời hạn thanh toán chậm tối đa là 1 năm.

Tình hình ngoại thương Algeria 4 tháng đầu năm 2019

Theo Hải quan Algeria, thâm hụt thương mại của Algeria đã tăng nhẹ, đạt 1,84 tỷ USD trong 4 tháng đầu 2019, trong khi cùng kỳ năm 2018 là 1,83 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu của Algeria đạt 13,33 tỷ USD, giảm 1,5%. Kim ngạch nhập khẩu giảm nhẹ ở mức 15,17 tỷ USD, giảm 1,30%.Tỷ lệ xuất khẩu bù đắp nhập khẩu là 88%% tương đương cùng kỳ năm trước.

Dầu khí tiếp tục chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Algeria trong 4 tháng đầu năm 2019 (đóng góp đến 93,54%) với tổng giá trị là 12,47 tỷ USD, giảm 0,71% so với cùng kỳ năm 2018.

Chính sách đa dạng hóa nền kinh tế chưa đem lại những kết quả tích cực. Xuất khẩu các sản phẩm ngoài dầu lửa vẫn còn chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ ở mức 861,87 triệu USD, tương đương 6,46% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 11,60% so với cùng kỳ năm 2018.

Các mặt hàng thuộc nhóm này chủ yếu gồm bán thành phẩm với tổng giá trị xuất khẩu là 617,37 triệu USD (-17,35%), thực phẩm 161,70 triệu USD ( 16,40%), trang thiết bị công nghiệp 31,8 triệu USD (-6%), sản phẩm thô 38,83 triệu USD (-8,57%), hàng tiêu dùng không phải thực phẩm 12,01 triệu USD (-5,48%).

Về nhập khẩu, các nhóm mặt hàng có kim ngạch giảm gồm năng lượng và dầu nhờn (chủ yếu là xăng dầu), chỉ đạt  212,95 triệu USD, giảm tới 60,88%, hàng thực phẩm đạt 2,817 tỷ USD, (-11,35%) và trang thiết bị nông nghiệp đạt 174,84 triệu USD (- 8,15%).

Ngược lại, những nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng gồm bán thành phẩm 3,88 tỷ USD ( 5,28%), trang thiết bị công nghiệp đạt 5,23  tỷ USD ( 3,35%), sản phẩm thô 687,43 triệu USD ( 4,31%) và hàng tiêu dùng phi thực phẩm, đạt 2,165 tỷ USD ( 5,65%).

Trong 4 tháng đầu 2019, 5 khách hàng lớn nhất chiếm gần 58% tổng giá trị xuất khẩu của Algeria. Italia đã lấy lại vị trí khách hàng số 1 với kim ngạch nhập khẩu 2,395 tỷ USD (chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Algeria), tiếp đến là Pháp 1,717 tỷ USD (12,89%), Tây Ban Nha 1,677 tỷ Usd (12,58%), Hoa Kỳ 1,017 tỷ USD (7,63%) và Thổ Nhĩ Kỳ 918,86 triệu USD (6,9%).

5 nước cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Algeria chiếm 51,53 % tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Trung Quốc tiếp tục là nước cung cấp hàng hóa nhiều nhất với 2,963 tỷ USD (chiếm 19,53%), tiếp theo là Pháp 1,493 tỷ USD (9,84%), Tây Ban Nha 1,130 tỷ USD (7,45), Đức 1,118 tỷ USD (7,37%) và Italia 1,113 tỷ USD (7,34%).

Luật ngân sách năm 2019 của Algeria dự kiến giai đoạn 2019-2021 quỹ dự trữ ngoại hối sẽ giảm xuống còn 62 tỷ USD năm 2019, rồi 47,8 tỷ USD năm 2020 và chỉ còn 33,8 tỷ USD năm 2021. Tính đến cuối 2018, các khoản dự trữ này là 82,12 tỷ USD. Trong quý 1/2019, cán cân thương mại của Algeria đã bị thâm hụt 1,37 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 9,78 tỷ USD, giảm 2,38%, kim ngạch nhập khẩu đạt 11,15 tỷ USD (-0,83%).

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement