Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu chè giảm mạnh trong tháng 1

Báo cáo ngành hàng

27/02/2020 17:04

Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 1/2020 đạt 1.546,6 USD/tấn, giảm 4,1% so với tháng 12/2019 và giảm 12,5% so với cùng tháng năm 2019.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2020 cả nước xuất khẩu 7.892 tấn chè các loại, thu về 12,21 triệu USD,  giảm mạnh 47,7% về lượng và giảm 49,8% về kim ngạch so với tháng 12/2019; so với tháng 1/2019 cũng giảm 34,2% về lượng và giảm 42,5% về kim ngạch.  

Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 1/2020 đạt 1.546,6 USD/tấn, giảm 4,1% so với tháng 12/2019 và giảm 12,5% so với cùng tháng năm 2019.

Xuất khẩu chè giảm mạnh trong tháng 1.
Xuất khẩu chè giảm mạnh trong tháng 1.

Pakistan - thị trường hàng đầu về tiêu thụ chè của Việt Nam trong tháng đầu năm nay giảm rất mạnh 48,9% về lượng và giảm 51,2% về kim ngạch so với tháng 12/2019, đạt 3.008 tấn, tương đương 5,53 triệu USD, chiếm 38,1% trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của cả nước và chiếm 45,3% trong tổng kim ngạch. Giá xuất khẩu sang thị trường này giảm 4,1% so với cùng kỳ, đạt 1.837,1 USD/tấn.

Đứng sau thị trường chủ đạo Pakistan là một số thị trường cũng đạt tương đối cao như: Nga đạt 931 tấn, tương đương 1,53 triệu USD; Đài Loan đạt 603 tấn, tương đương 0,89 triệu USD; Indoneisa đạt 872 tấn, tương đương 0,8 triệu USD.

Đối với thị trường Maroc, xuất khẩu chè sang thị trường này rất ít, nhưng mới đây Văn phòng Quốc gia về Kiểm dịch Thực phẩm Maroc vừa công bố quy định mới, thắt chặt hàm lượng tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và một số hóa chất khác đối với mặt hàng chè nhập khẩu. Quy định trên được đưa ra sau một thời gian cơ quan trên tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ an toàn của mặt hàng chè nhập khẩu vào Maroc trong giai đoạn 3 năm gần đây.

Căn cứ quy định này, tồn dư 11 loại hóa chất trong sản phẩm chè nhập khẩu vào Maroc chỉ được phép có hàm lượng tối đa như sau: Acétamipride (0,05mg/kg), Carbendazime (0,1 mg/kg), Chlorfénapyr (50 mg/kg ), Cypermethrine (15 mg/kg), Difenoconazole (0,05 mg/kg), Diflubenzuron (0,1 mg/kg), Fenpropathrine (3 mg/kg), Lambda-cyhalothrine (1 mg/kg), Méthomyl (0,1 mg/kg), Pyridaben (0,05 mg/kg).

Bên cạnh đó, hàm lượng tồn dư tối đa thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng là 0,01mg/kg.

Hơn nữa, các chất cấm sử dụng trong canh tác và chế biến chè xuất khẩu sang Maroc gồm có : Diafenthiuron, Imidaclothiz, Isazofos, Isocarbophos, Phosfolan, Phosfolan Methyl và Terbufos.

Thương vụ Việt Nam tại Maroc thông tin: Dư luận trong giới kinh doanh chè tại Maroc cho rằng việc áp dụng ngay quy định mới là khó khả thi do mặt hàng chè là mặt hàng nhạy cảm, có nhu cầu tiêu thụ cao. Việc áp dụng quy định cần phải được cân đối và dành đủ thời gian cho người canh tác kịp điều chỉnh. Nếu áp dụng đột ngột có thể ảnh hưởng lên giá chè và gây hiện tượng khan hiếm. Các nhà sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cần nắm vững thông tin để chủ động trong chiến lược sản xuất, kinh doanh.

Xuất khẩu chè tháng 1/2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/2/2020 của TCHQ)

Thị trường

Tháng 1/2020

So với tháng 1/2019 (%)

Tỷ trọng kim ngạch (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

7.892

12.205.550

-34,24

-42,45

100

Pakistan

3.008

5.525.879

-30,83

-33,69

45,27

Nga

931

1.529.922

-42,28

-38,06

12,53

Đài Loan (TQ)

603

891.750

-46,87

-49,37

7,31

Indonesia

872

798.093

-17,89

-20,19

6,54

U.A.E

309

451.320

1,088,46

767,92

3,7

Mỹ

316

390.099

-32,91

-32,08

3,2

Saudi Arabia

155

381.072

-43,22

-43,25

3,12

Iraq

248

311.654

   

2,55

Trung Quốc

236

269.791

-59,45

-89,88

2,21

Ukraine

143

212.327

-5,3

-16,48

1,74

Malaysia

235

190.632

 

4,91

1,56

Ấn Độ

64

89.463

23,08

9,4

0,73

Ba Lan

25

44.558

-77,06

-67,67

0,37

Thổ Nhĩ Kỳ

16

40.260

-63,64

-59,39

0,33

Đức

 

21.583

   

0,18

MY MY t/h
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement