Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu cao su 2023 giảm nhẹ

Báo cáo ngành hàng

03/01/2024 07:00

Theo ước tính của Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương, năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn, trị giá 2,89 tỷ USD, giảm 0,04% về lượng và giảm 12,7% về trị giá so với năm 2022.

Năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do giá cao su xuất khẩu giảm mạnh, nên trị giá xuất khẩu cao su thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, sự phục hồi hoạt động sản xuất tại Trung Quốc yếu hơn so với các dự báo, khiến sản lượng tiêu thụ lẫn giá bán cao su đều ở mức thấp. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su cần có chiến lược tăng tỷ lệ cao su chế biến hơn là cao su nguyên liệu để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Theo ước tính, năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn, trị giá 2,89 tỷ USD, giảm 0,04% về lượng và giảm 12,7% về trị giá so với năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.350 USD/tấn, giảm 12,7% so với năm 2022.

Thời gian tới, nhu cầu Trung Quốc vẫn là yếu tố chủ chốt tác động lên diễn biến giá cao su tại Việt Nam. Bên cạnh đó, biến động của giá dầu do lo ngại gián đoạn thương mại tại kênh đào Suez cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp lên giá cao su. Năm 2024, dự kiến Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tiêu thụ ô tô, cũng như thúc đẩy các hoạt động sản xuất, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cao su để sản xuất lốp xe và các sản phẩm khác tăng lên. Việc Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su sẽ là động lực tăng giá cao su toàn cầu. Trong khi, gần 80% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam là được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Xuất khẩu cao su 2023 giảm nhẹ- Ảnh 1.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên, năm 2023, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầudự kiến tăng 3,5% so với năm 2022, trong khi tiêu thụ cao su tự nhiên giảm 0,5%, tuy nhiên lượng cao su tự nhiên vẫn thiếu hụt khoảng 293.000 tấn

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,87 triệu tấn, trị giá gần 2,51 tỷ USD, tăng 0,01% về lượng, nhưng giảm 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. 11 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cao su đạt 1.344 USD/tấn, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại thị trường trong nước, năm 2023 giá mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động theo xu hướng của thị trường thế giới, giá mủ cao giảm trong 2 quý đầu năm, sau đó tăng trở lại trong quý III và IV/2023.

Trong tháng 12/2023, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh, thành phố biến động nhẹ, giá thu mua mủ cao su tại Bình Phước và Gia Lai ổn định, trong khi giá tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu tăng nhẹ so với cuối tháng trước. Trong đó, Công ty Cao su Phú Riềng giữ giá thu mua ở mức 285-305 đồng/TSC. Công ty Cao su Bình Long giữ giá thu mua ở mức 285-295 đồng/TSC. Tuy nhiên, Công ty Cao su Bà Rịa điều chỉnh giá thu mua lên mức 283-293 đồng/TSC, tăng 3 đồng/TSC; Công ty Cao su Phước Hòa cũng điều chỉnh giá thu mua mủ cao su nguyên liệu lên mức 314-316 đồng/TSC, tăng 3 đồng/TSC so với cuối tháng 11/2023.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), năm 2023, sản lượng mủ cao su khai thác của Tập đoàn ước đạt 445.000 tấn, vượt 4,7% kế hoạch năm, tăng 3,5% (tương ứng tăng 15.400 tấn) so với năm trước; tiêu thụ đạt 520.290 tấn cao su các loại, đạt 102,4% kế hoạch năm, tăng 3,8% (tương đương tăng 18.968 tấn) so với năm 2022. Năng suất bình quân vườn cây toàn Tập đoàn ước đạt 1,59 tấn/ha (trong nước 1,57 tấn/ha, ngoài nước 1,62 tấn/ha). Bình quân năm 2023, giá bán mủ cao su toàn Tập đoàn ước khoảng 30,5 triệu đồng/tấn, giảm 5,8 triệu đồng/tấn (tương đương giảm gần 16%) so với giá bán năm 2022.

Năm 2024, VRG đặt mục tiêu sản lượng cao su khai thác đạt 445.200 tấn, thu mua 75.290 tấn và tiêu thụ 520.490 tấn; giá bán mủ bình quân khoảng 34,6 triệu đồng/tấn. Tập đoàn đặt mục tiêu đến năm 2030 có 60% diện tích cao su đạt chứng nhận quản lý rừng bền quốc gia và quốc tế VFSC, PEFC, FSC. Đến năm 2050 có 100% diện tích cao su đạt chứng nhận quản lý rừng bền quốc gia và 100% nhà máy sản xuất mủ, gỗ, sản phẩm công nghiệp cao su có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm.

Đ. KHẢI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement