Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Nga giảm mạnh

Thị trường 24h

28/05/2019 15:01

Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Nga vẫn còn là thị trường “thất thường” với cá tra Việt Nam

Ba tháng đầu năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga đạt 4,88 triệu USD, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2018. Nga và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu khó dự đoán do tính dao động thất thường về hoạt động nhập khẩu.

Trong 10 năm qua, từ 2011-2019, giá trị xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Nga không ổn định và có xu hướng giảm dần. Trong đó, 2011-2012 là hai năm xuất khẩu cá tra đạt mức cao nhất từ 51-54 triệu USD. Sau đó tới nay, giá trị xuất khẩu cá tra qua các năm giảm dần và dao động thất thường.

catra-tlwc-1481681827730-15348197799321565222349-crop-15578001841992078086157
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga giảm.

Năm 2018, Trung Quốc, Việt Nam và Nga là 3 cường quốc xuất khẩu cá thịt trắng lớn nhất thế giới. Trong đó, mỗi thị trường có một sản phẩm thế mạnh riêng. Vừa là cường quốc xuất khẩu cá thịt trắng với thế mạnh là sản phẩm cá Alaska pollock, Nga cũng là một trong những quốc gia có nhu cầu cao nhập khẩu sản phẩm cá thịt trắng.

Hiện nay, Việt Nam là thị trường nguồn cung cá thịt trắng lớn thứ 2 tại Nga, sau Trung Quốc. Trong đó, 100% sản phẩm cá tra, basa nhập khẩu của Nga từ Việt Nam và chủ yếu dưới dạng cá tra, basa phile đông lạnh. Đây cũng là thị trường truyền thống và sẵn lòng với sản phẩm cá tra phile đông lạnh thịt vàng.

Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư, trong 2 tháng đầu năm nay, giá cá tra, basa nhập khẩu trung bình của Nga từ Việt Nam đã tăng từ mức 1,88 - 2,5 USD/kg trong năm 2018 lên 2,66-2,67 USD/kg.

Sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU - bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) được ký kết vào năm 2015 và chính thức có hiệu lực vào năm 2016, các chuyên gia dự đoán sẽ có nhiều cơ hội rộng mở hơn cá cá tra, basa vào thị trường Nga.

Với mức thuế suất cơ sở 10%, các sản phẩm cá tra, basa phile vào Nga sẽ được hưởng mức 0%. Tuy nhiên, trên thực tế, Nga là thị trường rất đặc biệt. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa cũng khó tận dụng FTA nhằm mục đích gia tăng hoạt động xuất khẩu.

Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, đây là một thị trường thất thường, hay thay đổi và chưa có tính minh bạch cao. Hơn thế, so với nhiều thị trường xuất khẩu khác thì giá xuất khẩu sang thị trường này không thực sự hấp dẫn.

Trong các năm 2008, 2012, 2013, 2014, Nga cũng nhiều lần ban hành lệnh tạm ngưng nhập khẩu thủy sản từ ViệtNamvì lý do an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2014, Nga tạm ngừng nhập khẩu cá tra, basa từ Việt Nam và mở cửa trở lại 1 năm sau đó.

Tại thời điểm này, cá tra, basa đông lạnh của Việt Nam dường như thắng thế hơn so với sản phẩm cá rô phi đông lạnh của Trung Quốc khi giá nhập khẩu thấp hơn từ 1-1,2 USD/kg nên được khách hàng Nga lựa chọn nhiều hơn. Tuy nhiên, lý do này cũng không đủ mạnh để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra, basa sang Nga mạnh mẽ hơn.

Hiện nay, Trung Quốc có thế mạnh cá rô phi, Việt Nam với sản phẩm cá tra, basa và Argentina với cá hake. Ba sản phẩm cá thịt trắng này đang cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Nga. Nhưng xét theo lịch sử thương mại, thị trường Nga vẫn dành nhiều ưu ái hơn cho sản phẩm cá rô phi của Trung Quốc. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam vẫn chưa dành nhiều tâm sức để gia tăng xuất sang thị trường này.

VIÊN VIÊN t/h
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement