18/12/2018 23:53
Xuất khẩu cá tra có gặp khó khi Trung Quốc cũng nuôi loại cá này?
Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất nhì của Việt Nam nhưng liệu thị trường này còn "ngon ăn" khi họ cũng chủ động nuôi?
Trong năm 2018, nhiều dự báo cho thấy Trung Quốc có thể sản xuất tới 30.000 tấn cá tra và giá cạnh tranh hơn so với các sản phẩm từ Việt Nam.Đã có những lo ngại từ chính ngành cá tra Việt Nam khiTrung Quốc đã nuôi thành công cá tra từ chính con giống nhập từ Việt Nam.
Theo Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện Trung Quốc có hơn 20 nhà máy chế biến cá tra nuôi tại miền Nam nước nay. Tập đoàn Guangdong Evergreen, một trong những công ty nuôi trồng và chế biến thức ăn lớn nhất Trung Quốc, cho biết dự kiến sẽ chế biến 7.000 tấn cá tra trong năm nay, và nông dân đang nỗ lực rất nhiều để nuôi cá. “Seafood Guide ước tính sản lượng cá tra của Trung Quốc đạt khoảng từ 25.000 – 30.000 tấn trong năm 2018”, VASEP thông tin.
Điều này xuất phát từ thực tế, những năm gần đây, thị trường Trung Quốc tràn ngập cá tra từ Việt Nam, trong khi thuế nhập khẩu cá rô phi của Trung Quốc vào Mỹ, loài đang được nuôi trong cùng một điều kiện khí hậu tương tự với cá tra lại tăng quá cao nên nông dân phải chuyển qua nuôi cá tra.
Cá tra Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh từ nguồn cá nuôi tại Trung Quốc. |
Ngoài gia tăng sản lượng, việc giá cá tra tăng mạnh, từ 16,1 – 16,2 CNY/kg (2,32 – 2,38 USD/kg) philê cá tra xẻ bướm, trọng lượng tịnh từ 340 – 680gr cũng khiến người nuôi cá ở Trung Quốc tính đến việc thả cá tra.
Theo VASEP, với mức thuế 25% nhập khẩu vào Mỹ, người nuôi cá và các nhà chế biến Trung Quốc không thể thu lợi từ cá rô phi. Vì vậy họ đã chuyển sang cá tra. Nhiều trang trại nuôi cá tra đầu tiên được xây dựng tại tỉnh Quảng Tây, giáp với Việt Nam. Năm ngoái, sản lượng nuôi của tỉnh này đạt khoảng 5.000 tấn. Sau đó, việc nuôi cá tra đã lan sang cả tỉnh Quảng Đông và Hải Nam.
Hiện tại, xuất khẩu cá tra vào thị trường Trung Quốc tăng trưởng liên tục, nhưng theo đánh giá cả VASEP tồn tại một thực tế là các doanh nghiệp bán hàng vẫn theo cách thức cũ là sản xuất cái gì thì bán cái đó, thiếu khảo sát nhu cầu thị trường để có thể vừa kiểm soát tốt về giá cả, vừa đảm bảo đủ lượng cho tiêu thụ.
Thống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 2015 - 2018, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông tăng trưởng liên tục từ 30 - 88%. Trong đó, riêng 2 năm (2016-2017) có mức tăng trưởng “nóng” nhất, trung bình hơn 70 %/năm. 10 tháng đầu năm nay, sản lượng cá tra bán sang Trung Quốc đạt 437,9 triệu USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, bán cá tra sang Trung Quốc vẫn theo đường tiểu ngạch, chiếm đến 83,47% qua cửa khẩu Lạng Sơn; 15,6% qua cửa khẩu Quảng Ninh, còn lại qua cửa khẩu Điện Biên, Cao Bằng.
Thời gian qua Trung Quốc thực hiện kiểm tra, kiểm định khá chặt chẽ chất lượng cá tra Việt Nam, nhưquy định dư lượng photphat. Hiện châu Âu cho phép không vượt quá 4% hàm lượng nhưng Trung Quốc lại cho rằng sản phẩm có dư lượng, không đạt tiêu chuẩn của nước họ.
Điều đó phản ánh, việc gia tăng liên tục sản lượng cá tra vào thị trường Trung Quốc nên họ bắt đầu siết chặt vấn đề an toàn đối với mặt hàng này.
VASEP vừa có công văn khẩn gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị áp dụng quản lý chất lượng thông qua việc cấp và kiểm tra chứng thư chất lượng trước khi xuất khẩu đi Trung Quốc. Có thể làm thí điểm trước 3 tháng.
Đồng thời, VASEP cũng đề nghị Bộ nông nghiệp có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn hoạt động xuất khẩu cá tra cũng như thủy hải sản qua đường biên mậu, nhất là cửa khẩu phụ, lối mở - bao gồm cả việc buôn bán, trao đổi cá tra giống qua biên giới.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp