Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu cà phê có thể đạt 6 tỷ USD trong năm 2024

Với kết quả xuất khẩu cà phê ở mức cao kỷ lục, dự báo xuất khẩu cà phê cả năm 2024 của Việt Nam sẽ vượt qua mốc kỷ lục 5 tỷ USD, thậm chí có thể lên tới 6 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2024, Việt Nam xuất khẩu 95.000 tấn cà phê, đem về 400 triệu USD. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê đạt 833.000 tấn, trị giá 2,9 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng, nhưng tăng 43,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả này, chắc chắn xuất khẩu cà phê cả năm 2024 sẽ vượt qua mốc kỷ lục 5 tỷ USD, thậm chí có thể lên tới 6 tỷ USD.

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta chiếm 82,17% tổng lượng và chiếm 82,15% tổng kim xuất khẩu cà phê. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu cà phê Robusta đóng góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng của ngành.

Xuất khẩu cà phê có thể đạt 6 tỷ USD trong năm 2024- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong tháng 5/2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 4.208 USD/tấn, tăng 11,7% so với tháng 4/2024 và tăng 63,6% so với tháng 5/2023. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 3.482 USD/tấn, tăng 49,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta sang tất cả các thị trường lớn đều tăng mạnh. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta sang Đức tăng 50,4%, đạt mức 3.211 USD/ tấn; Italia tăng 59,2%, đạt 3.085 USD/tấn; Tây Ban Nha tăng 135,8%, đạt 3.164 USD/tấn…

Hiện tại đang là thời điểm các nước ở Bán Cầu Nam thu hoạch cà phê (thời vụ thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm), Trong khi đó, Việt Nam nằm ở Bán cầu Bắc đã hết vụ thu hoạch cà phê (thời vụ thu hoạch từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 5 năm sau).

Theo thông tin từ Cooxupee, lượng thu hoạch của Brazil từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2024 sẽ có sản lượng tăng khoảng 13,33%, xuất khẩu kỳ vọng sẽ tăng thêm khoảng 22,22% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi Conab (Công ty Cung ứng Quốc gia Brazil) đã điều chỉnh ước tính sản lượng cà phê của nước này năm 2024 lên 58,8 triệu bao, so với dự báo tháng 1/2024 là 58,1 triệu bao. Trong đó, Brazil sẽ thu hoạch 42,11 triệu bao cà phê Arabica và 16,71 triệu bao cà phê Robusta. Năng suất trung bình của cà phê Arabica và Robusta niên vụ này tại Brazil cũng được dự đoán sẽ tăng thêm gần 6% so với năm ngoái.

Báo cáo cũng cho thấy, đến nay, khoảng 25,72 triệu bao vụ mới đã được thu hoạch, trong đó, khoảng 11,83 triệu bao là Conillon Robusta. Thời tiết được dự báo sẽ mát mẻ và khô ráo trong khi vụ thu hoạch cà phê có sản lượng cao theo chu kỳ hai năm một lần của Brazil đang diễn ra.

Giá cà phê trên thị trường thế giới nhìn chung đang chịu áp lực giảm khi hoạt động thu hoạch cà phê niên vụ mới tại Brazil bước vào giai đoạn cao điểm. Điều này khiến thị trường kỳ vọng sắp có lượng hàng mới từ Brazil, đặc biệt là cà phê Arabica, giúp giải tỏa áp lực về nguồn cung kéo dài suốt những tháng gần đây.

Trong khi đó, giá cà phê Robusta vẫn đang được nâng đỡ chủ yếu từ lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam. Đây cũng là động lực chính thúc đẩy toàn thị trường cà phê hồi phục sau cú giảm mạnh hồi giữa tháng 5 vừa qua, theo Tạp chí Công Thương.

Thông tin từ nhà giao dịch Volcafe, sản lượng cà phê Robusta niên vụ 2024/2025 của Việt Nam ước đạt 24 triệu bao, mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua, do thời tiết không thuận lợi.

Thị trường cà phê cũng sẽ chịu tác động từ Quy định về chống phá rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR) có hiệu lực vào cuối năm 2024. Luật này yêu cầu rằng tất cả sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu không được gây mất rừng hoặc suy thoái rừng. Các sản phẩm như thịt gia súc, ca cao, cà phê, cao su, dầu cọ, đậu nành, và gỗ phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới này, theo Vneconomy.

Quy định EUDR yêu cầu thu thập dữ liệu chính xác và đáng tin cậy, để chứng minh điều này có thể gây khó khăn cho nông dân sản xuất nhỏ, những người thậm chí còn không biết về yêu cầu tuân thủ sắp xảy ra hoặc thiếu thông tin, nguồn lực cũng như sự hỗ trợ cho sự tuân thủ.

Các thành viên của Đối tác Cà phê Quốc tế ICP đã vận động các nhà hoạch định chính sách EUDR trì hoãn việc thực hiện thời hạn thực thi EUDR, họ bày tỏ lo ngại về việc thiếu hỗ trợ và thông tin mà ở nhiều nước sản xuất vẫn chưa phổ biến đến tất cả các ngành và nông dân sản xuất nhỏ.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement