Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuân Quỳnh và dự báo rợn người về cái chết của Lưu Quang Vũ

Lối sống

06/10/2019 01:32

Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã có những dự báo rất đỗi đáng sợ về cái chết của mình mà sau này mọi người mới thấy.

Trong nhật ký viết ngày 8/11/1964 của Lưu Quang Vũ có đoạn: "Rất có thể sẽ có một điều vô lý nào đó tới cắt đứt cuộc đời ta.

Cái chết - ta không sợ nó nhưng nếu chết bây giờ thì uổng quá. Chưa làm được gì cả, ăn hại 17 năm (khi viết những dòng này, tính theo tuổi mụ thì Lưu Quang Vũ vừa 17 tuổi), thế rồi chết ư? Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa, khi ta đã trả nợ xong, khi có thể coi là đã làm được chút gì đó cho đời, ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt. Đấy là chỉ tiêu của ta, có ngắn ngủi không? Chỉ 20 năm thôi mà...”.

Xuân Quỳnh và dự báo rợn người về cái chết của Lưu Quang Vũ

Không chỉ thể hiện trong những dòng nhật ký, ở bài thơ “Bài hát ấy vẫn còn dang dở”, một trong những bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ viết tặng người vợ thương yêu của mình cũng có những câu khiến người đọc “rùng mình”: “Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay/ Ta đã có những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng và rượu chát/ Đã đi qua cùng tận của con đường/ Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên/ Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng, cả Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ “đều đã linh cảm về cái chết”. Và trên “chuyến xe định mệnh” ấy, sau 15 năm gắn bó, họ lại tiếp tục bên nhau, vĩnh viễn bên nhau cùng tình yêu bất tử của mình.

Nhà thơ Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, quê gốc ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Năm 20 tuổi, anh đã có thơ in chung với nhà thơ Bằng Việt trong tập “Hương cây-Bếp lửa” và các tập thơ tiếp sau này như “Mây trắng của đời tôi”, “Bầy ong trong đêm”.

Từ năm 1978 đến 1988, nhà thơ Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác vở kịch nói đầu tay “Sống mãi tuổi 17”. Tiếp sau đó, hàng loạt vở kịch của ông đã gây nên một hiện tượng chấn động sân khấu kịch nói cả nước như: Nàng Sita; Hẹn ngày trở lại; Nếu anh không đốt lửa; Hồn Trương Ba da hàng thịt; Lời thề thứ 9; Khoảnh khắc và vô tận; Bệnh sĩ; Tôi và chúng ta; Người tốt nhà số 5; Ngọc Hân công chúa; Linh hồn của đá; Ông vua hóa hổ; Chiếc ô công lý; Ông không phải là bố tôi; Điều không thể mất; Lời nói dối cuối cùng…

Nhà thơ Xuân Quỳnh sinh năm 1942, tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội). Nhà thơ Xuân Quỳnh bước chân vào nghệ thuật với tư cách là diễn viên múa ở Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài. Từ năm 1962-1964, Xuân Quỳnh học Trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam. Học xong, bà làm việc tại Báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam.

Xuân Quỳnh và dự báo rợn người về cái chết của Lưu Quang Vũ

Nhà thơ Xuân Quỳnh đã in các tập thơ “Tơ tằm - chồi biếc”, “Hoa dọc chiến hào”, “Gió lào, cát trắng”, “Lời ru trên mặt đất”, “Sân ga chiều em đi”, thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ”… Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của chị.

Những bài thơ khi hạnh phúc, đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của người phụ nữ vừa làm thơ, vừa làm vợ, làm mẹ. Xuân Quỳnh có nhiều bài thơ nổi tiếng như: Thuyền và biển; Sóng; Hoa cỏ may; Tự hát; Nói cùng anh… được đưa vào sách giao khoa phổ thông của Việt Nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ “Thuyền và Biển”, “Thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh.

40 năm sống trên đời, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã sống một cuộc sống đáng sống bên cạnh người bạn đời, nhà thơ Xuân Quỳnh. Cuộc tình và sự nghiệp của họ đã trở thành một sự kiện, hiện tượng trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam.

Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000. Nhà thơ Xuân Quỳnh cũng được truy tặng Giải thưởng này năm 2017.

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement