Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xử lý nợ xấu: Ngân hàng lo nhất điều gì?

Ngân hàng

25/07/2017 10:09

Chưa đầy 3 tuần nữa, Nghị quyết số 42 về Xử lý nợ xấu của Quốc hội sẽ có hiệu lực ( 15/8/2017). Cánh cửa tạo hành lang thông thoáng “khơi thông” nợ xấu đã mở.

Với 600 ngàn tỷ nợ xấu đang tồn tại, Ngân hàng Nhà nước và các NHTM sẽ làm gì để đẩy nhanh tốc độ xử lý khai thông vốn cho nền kinh tế. Đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch.

Rốt ráo vào cuộc

Ngày 21/7,Sacombankvừa tổ chức sơ kết 6 tháng. Thông tin “nóng” được ông Dương Công Minh, chủ tịch nhà băng này công bố ngoài việc nhất trí thưởng 1 tháng lương và tăng lương từ tháng 7/2017 cho 17.000 cán bộ nhân viên, còn đề cập đến nợ xấu.

Theo ông Minh nếu thị trường bất động sản vẫn khả quan như hiện nay đến cuối năm và nghị quyếtxử lý nợ xấuđi vào thực hiện, đi kèm một số giải pháp đồng bộ, 6 tháng cuối năm, Sacombank sẽ xử lý được khoảng 20 ngàn tỷ đồng nợ xấu (xấp xỉ hơn 1/5 tổng nợ xấu của Sacombank hiện tại) – gấp hơn 20 lần so với con số hơn 800 tỷ nợ xấu đã xử lý đầu năm.

Ảnh minh họa.

Chia sẻ vớiTiền phong, ông Đỗ Tuấn Anh, Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank cũng cho hay hiện việc xử lý nợ xấu của Techcombank đang đạt kết quả rất khả quan.

“Techcombank đã lấy lại một số khoản nợ xấu bán cho VAMC về tự xử lý; chúng tôi cũng thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ. Dự kiến, sau Vietcombank, Techcombank có thể trở thành ngân hàng thứ hai tự xử lý xong nợ xấu”, ông Tuấn Anh nói.

Còn ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịchAgribankkhá hào hứng khi công bố Agribank có 3 giải pháp xử lý nợ xấu. Thứ nhất, triển khai một đợt miễn toàn bộ lãi suất phạt quá hạn, tổng điều chỉnh lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu đã bán nợ cho VAMC và đã xử lý DPRR trước ngày 15/8/2017, ngày nghị quyết có hiệu lực.

Với chương trình này Agribank dự kiến giảm 30.000 tỷ đồng cho các khoản nợ đã được xử lý rủi ro và bán cho VAMC. Thứ hai, áp dụng miễn giảm lãi cho thời hạn hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cao nhất với mức miễn 100% lãi đọng để khuyến khích khách hàng tìm nguồn trả nợ gốc.

Dự kiến nếu tích cực hợp tác khách hàng sẽ được miễn giảm khoảng 40.000 tỷ đồng. Thứ ba, thực hiện cho vay hỗ trợ khó khăn, nuôi nợ đối với tất cả các khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán cho Agribank nay có nguyện vọng, có khả năng, có điều kiện khôi phục sản xuất, từng bước tạo nguồn trả nợ cho NH. “Đây có thể coi là chính sách ưu đãi với những khách hàng có nợ xấu”, ông Khánh nói.

Lưu ý “nhạy cảm” thu giữ TSBĐ

Ngày 19/7, Thủ tướng ký ban hành chỉ thị 32 về thực hiện Nghị quyết xử lý nợ xấu . Ngày 20/7, Thống đốc NHNN ký ban chỉ thị 06 gửi toàn ngành thúc các NHTM nhanh chóng vào cuộc. Ngày 21/7, một hội nghị phổ biến hàng loạt văn bản pháp luật được triển khai đồng thời ý kiến các ngân hàng được lắng nghe.

Trước đại diện lãnh đạo toàn bộ khối nhà băng, Thống đốc Lê Minh Hưng đã nói về những khó khăn, nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và toàn ngành thời gian vừa qua để “thuyết phục” Quốc hội ra được Nghị quyết này, bởi không đơn thuần chỉ có lợi cho ngân hàng mà hơn cả, là có lợi cho nền kinh tế.

Để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, Thống đốc yêu cầu tất cả các vụ ngành quan trọng của NHNN và các NHTM phải vào cuộc rốt ráo.

“Cơ quan thanh tra giám sát cần tập trung hoàn thiện, ban hành các văn bản pháp lý, đồng thời triển khai khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (tháng 8). Từng ngân hàng cần có kế hoạch, trình Ngân hàng Nhà nước. Bản kế hoạch cũng cần có chỉ tiêu từng năm. Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát thực hiện đối với từng ngân hàng này”, Thống đốc lưu ý.

Theo NHNN, Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu có nhiều điểm mới, trong thực tế thời gian đầu khi triển khai cũng sẽ không tránh khỏi khó khăn nhất định.

Cũng vì thế, NHNN lưu ý các tổ chức tín dụng có 4 nguyên tắc xử lý nợ xấu phải luôn ghi nhớ đó là: công khai minh bạch, bảo vệ quyền lợi chính đáng/ phù hợp cơ chế thị trường, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền/ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu/ tổ chức cá nhân để xảy ra nợ xấu thì phải chịu trách nhiệm pháp luật/ Bán theo giá thị trường: có thể cao hoặc thấp hơn so với giá trị ghi sổ, giá trị trị giá ban đầu.

Với vấn đề rất nhạy cảm về “thu giữ tài sản bảo đảm” ( là điểm gây nhiều tranh cãi nhất trong quá trình soạn thảo, trình nghị quyết), NHNN lưu ý: VAMC và ngân hàng được thực hiện quyền thu giữ khi đủ 5 điều kiện.

Đơn cử: đến hạn khoản nợ mà bên có nghĩa vụ nợ không thực hiện. Trao quyền thu giữ tài sản đảm bảo cho VAMC, ngân hàng nhưng cần theo nguyên tắc: Đối với bất động sản, cần có thông báo cụ thể.

Vietcombank Tây Cần Thơ vốn trước đây là đơn vị có nhiều nợ xấu nhất Cần Thơ, chia sẻ kinh nghiệm, giám đốc Vietcombank chi nhánh này cho hay: muốn làm tốt trước hết phải rà soát, lên phương án, lập kế hoạch thu hồi nợ.

“Cần coi nợ xấu là hàng hoá, bán được giá cao hay thấp tuỳ thuộc vào chất lượng tài sản bảo đảm cũng như thị trường nhưng hàng hoá cần đáp ứng pháp lý, tránh tranh chấp, khiếu nại. Có ngân hàng vướng, tài sản là công trình trên đất, đấu giá, nhưng không bàn giao được do công ty còn nợ tiền đất. Do đó đề xuất cần kiểm tra, rà soát lại pháp lý từng tài sản đảm bảo” vị này lưu ý.

Theo ông Dương Quốc Anh, Phó chủ nhiệm uỷ ban kinh tế Quốc hội, trên thực tế thời gian qua xã hội tồn tại một loại khách hàng chây ỳ không trả nợ. Nên mong ngân hàng, dưới dự giám sát của NHNN, cố gắng thực hiện đúng nội dung để làm sao khách hàng chây ỳ không lạm dụng, gây rối an ninh an toàn xã hội. “Triển khai NQ, ngoài NHNN cần có sự phối hợp của bộ ngành, đặc biệt cơ quan tư pháp như toà án, viện kiểm sát...”.Ông Quốc Anh nói

KHÁNH HUYỀN (Tiền phong)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement