Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xử lý như thế nào khi bị kiến ba khoang cắn?

Sức khỏe

12/07/2020 12:01

Kiến ba khoang là một loại kiến rất nguy hiểm. Khi bị kiến đốt, da sẽ bị sưng, phồng rộp lên rất đau, vậy xử lý thế nào khi bị cắn?

Tại sao kiến ba khoang lại tăng đột biến?

Những ngày nay, cộng đồng mạng hoang mang truyền tai nhau bức ảnh kiến ba khoang đang xuất hiện với mức độ cực kỳ đông tại ký túc xá khu B - Đại học Quốc gia TP.HCM. Mức độ nguy hiểm của loài kiến này là cực kỳ cao vì theo TS. Đoàn Bình Minh, vùng da nào của bạn bị dính dịch tiết ra từ kiến ba khoang sẽ lập tức bị tổn thương.

Kiến ba khoang gây hoang mang trong cộng đồng. 
Kiến ba khoang gây hoang mang trong cộng đồng. 

Kiến ba khoang đang xuất hiện rất nhiều tại KTX Khu B - Đại học Quốc gia TP.HCM về đêm. Chúng tập trung tại đèn, rồi di chuyển vào quần áo, giường ngủ và nếu không may tiếp xúc với dịch của chúng thì bạn sẽ bị tổn thương da.

KTX Đại học Quốc gia TP.HCM đã nhanh chóng khuyến cáo các bạn sinh viên về các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang tại nơi ở cũng như phát quang bụi rậm để phá môi trường phát triển của kiến. Đặc biệt, thuốc xịt kiến cũng được phun để hạn chế tối đa việc kiến sinh sôi phát triển.

Cập nhật tình hình tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM những ngày qua, số lượng bệnh nhân bị dị ứng do kiến ba khoang tăng đột biến khoảng 80-100 lượt/ ngày trong khi theo dữ liệu từ tháng trước thì không có ca nào.

Theo BS.Vũ Thị Phương Thảo (Bệnh viện Da liễu TP.HCM) chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, những dấu hiệu về da thường gặp trong đợt kiến ba khoang này là những mảng, những nốt mụn nước, mụn mủ xuất hiện ở tay, chân,...

Kiến ba khoang thường xuất hiện vào mùa mưa. 
Kiến ba khoang thường xuất hiện vào mùa mưa. 

Do TP.HCM đang vào mùa mưa nên kiến ba khoang sẽ xuất hiện nhiều hơn tại các khu dân cư, ký túc xá gần cánh đồng, vũng nước hoặc các công trình đang xây dang dở.

Bạn cũng nên chú ý những nơi thường sử dụng thuốc trừ sâu trong hoạt động nông nghiệp và tốc độ đô thị hóa tại các nơi như quận 7, quận 9, Hóc Môn, Củ Chi. Vì khi sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, kiến ba khoang bị mất đi chỗ ở và xâm nhập vào các khu dân cư.

Cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn

Kiến ba khoang chứa dịch cực độc nên khi tiếp xúc với da sẽ nhanh chóng phá hủy lớp bảo vệ da, làm da bị viêm và bị bỏng.

Thế nhưng nếu da bị xuất hiện những mụn mủ thì đó chỉ là phản ứng bình thường nhất cả da nên bạn không được chạm tay, sờ nặn, gãi,... vết thương sẽ dễ bị nhiễm trùng, trở nặng hơn. Việc bạn cần làm chỉ là rửa sạch rồi bôi thuốc là khỏi.

Nếu vết thương bạn bị lan rộng, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị thích hợp. Nếu chần chừ, bạn sẽ dễ để lại vết thâm và sẹo.

Vết cắn của kiến ba khoang gây bỏng rát. 
Vết cắn của kiến ba khoang gây bỏng rát. 

Một số lời khuyên của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM (Bộ Y tế) trong việc phòng chống kiến ba khoang: Nên dùng đèn ánh sáng vàng để tránh kiến ba khoang vào nhà vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng trắng. Nên ngủ trong màn, sử dụng lưới cho cả cửa sổ và cửa ra vào.

Đóng cửa thường xuyên sau khi ra - vào nhà. Phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà. Đối với nông dân đi làm ruộng thì cần mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ cẩn thận hơn với loại kiến cực độc này và có được những cách xử trí khi gặp phải kiến ba khoang

VIÊN VIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement