Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xót xa đàn bò tót trơ xương thuộc dự án bảo tồn gen trị giá 5 tỷ đồng

Doanh nghiệp

30/09/2020 13:50

Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng sẽ bàn giao đàn bò tót cho Vườn quốc gia Phước Bình quản lý, chăm sóc vào tháng 10 sắp tới.

Ngày 29/9, theo nguồn tin trên báo Đất Việt, ông Nguyễn Văn Quang Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin KH&CN, thuộc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị đang chuẩn bị thực hiện bàn giao 11 con bò tót cho Vườn Quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) để nuôi dưỡng.

Trung tâm phải chi mỗi tháng hơn 10 triệu đồng để thuê người trông coi, mua rơm và thi thoảng mua thêm một ít cám cho đàn bò ăn suốt hơn năm qua cho biết, trong suốt một năm qua, Trung tâm thuê người mua bắp, cỏ tươi và cám gia súc bổ sung để hồi phục cho đàn bò.

Đàn bò tót gầy trơ xương.
Đàn bò tót gầy trơ xương.
Cuối năm 2019 đến nay, đàn bò tót lai F1 bị nuôi nhốt, ăn rơm khô để duy trì sự sống. Ảnh: Tiền Phong
Cuối năm 2019 đến nay, đàn bò tót lai F1 bị nuôi nhốt, ăn rơm khô để duy trì sự sống. Ảnh: Tiền Phong

Đây là 11 con bò trong dự án nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng sinh sản của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà tại vùng giáp ranh Ninh Thuận và Lâm Đồng.

Theo đó, đàn bò này từng được Bộ NN&PTNT bàn giao cho Sở KH&CN tỉnh Lâm Đông để thực hiện bảo tồn và nhân giống. Tuy nhiên, việc lai giống 5 tỷ đồng của Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng không thành công vì đàn bò tót trở nên suy nhược, gầy trơ xương.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Như Chương, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng (đơn vị trực tiếp nắm nhiệm vụ quản lý đàn bò tót) chia sẻ trên báo Nông Nghiệp cho biết, đàn bò gầy guộc là do nguồn kinh phí chăm nuôi không được duy trì như trước.

Mỗi tháng chi hơn 10 triệu đồng để thuê người trông coi, mua rơm và thi thoảng mua thêm một ít cám cho đàn bò ăn. Ảnh: Vnexpress
Mỗi tháng chi hơn 10 triệu đồng để thuê người trông coi, mua rơm và thi thoảng mua thêm một ít cám cho đàn bò ăn. Ảnh: Vnexpress
Ảnh: báo Tiền Phong
Ảnh: báo Tiền Phong

Về nguồn gốc đàn bò, vào năm 2009, bò tót đực nặng gần một tấn liên tục xuất hiện trong khu rẫy ở thôn Bạc Rây, xã Phước Bình. Cá thể này hung hãn tấn công bò đực nhà, rồi giành quyền giao phối các con bò cái nhà và cho ra đời hơn 20 con bò tót lai.

Sau đó, tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng đã đầu tư tiền tỷ để các Sở KH-CN phối hợp với Vườn quốc gia Phước Bình thực hiện đề tài “Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà” với kinh phí 5 tỷ đồng.

Năm 2014, con bò tót đực đã chết. Khi đó, con lai F1 của nó trong các đàn bò nhà của người dân xã Phước Bình đã lên đến hơn 20 con, vóc dáng và đặc tính hoang dã giống hệt bò rừng.

Từ 2012 đến 2015, sau khi phát hiện, Vườn quốc gia Phước Bình phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ Lâm Đồng thực hiện đề tài "Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng sinh sản của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà tại vùng giáp ranh Ninh Thuận và Lâm Đồng" với đánh giá khả quan về triển vọng phát triển nguồn gen quý.

Để duy trì và phát triển nguồn gien quý hiếm này, đầu năm 2012, Sở KH-CN hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng thống nhất mua lại 10 con bò F1 từ người dân địa phương, trong đó bao gồm 5 con đực, 5 con cái và tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng... Đến tháng 11/2019, đề tài kết thúc với kết quả đạt được là 3 bò lai F2.

Đề tài liên tỉnh này được thực hiện với kinh phí hơn 1,9 tỉ đồng. Đến nay, 5 con cái trong đàn vẫn chưa sinh sản. Riêng một con đực đi rong, tình cờ giao phối với bò cái nhà, sinh ra một con cái khác. Con F2 này cũng được mua lại của người dân, cho nhập đàn thành 11 con như hiện nay.

Các kết quả nghiên cứu và tài sản của đề tài nêu trên đã bàn giao cho Trung tâm ứng dụng KH-CN Lâm Đồng để tiếp tục kế thừa chủ trì thực hiện đề tài cấp quốc gia “Khai thác và phát triển nguồn gien bò quý hiếm tại vùng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa” với tổng kinh phí hơn 3 tỉ đồng.

Đến hơn một năm qua, khi dự án nghiên cứu kết thúc, giống bò ở trong chuồng chỉ được ăn rơm khô và uống nước lã. Khoảng thời gian gần đây, do người chăm sóc không được gửi tiền, mỗi ngày một con ăn chưa đến một cuộn rơm, dẫn đến gầy nhom, ốm yếu.

Ngày 26/9, theo nguồn tin trên báo Vnexpress, PGS.TS Lê Xuân Thám, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng (chủ nhiệm đề tài) cho hay chưa thể nói gì về kết quả dự án vì còn nhiều vấn đề phức tạp, cần phải chờ thêm các dự án nghiên cứu tiếp theo.

Cuối tháng 10/2020 này, Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng sẽ bàn giao đàn bò cho Vườn quốc gia Phước Bình quản lý, chăm sóc.

(Tổng hợp)

HOÀNG GIA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement