Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xem xét kỹ khi xử lý trách nhiệm vụ thủy điện xả lũ không báo trước ở Lào Cai

Chính sách - Hạ tầng

12/07/2019 10:21

Cần xem xét kỹ lưỡng việc xử lý trách nhiệm các đơn vị có liên quan về vụ thủy điện Sử Pán 1 xả lũ không thông báo ở Lào Cai.

Trao đổi với phóng viên VOV, ông Phan Văn Cương, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai cho biết, hiện, hành vi sai phạm trong vận hành xả lũ vào rạng sáng 24/6/2019 của Thủy điện Sử Pán 1 (thuộc Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Long) nằm trên suối Mường Hoa chảy qua địa bàn xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã được xác định rõ; tuy nhiên, đối với trách nhiệm của doanh nghiệp về hậu quả gây ra, liên quan đến những thiệt hại cho hạ du thì còn cần phải xem xét kỹ lưỡng.

Công trình Thủy điện Sử Pán 1 Lào Cai
Công trình Thủy điện Sử Pán 1 Lào Cai

Theo ông Cương, một lần nữa phải khẳng định rằng đêm về sáng ngày 24/6 mưa lớn cục bộ đã hình thành lũ, lũ có về thủy điện mới phải xả, điều này là có căn cứ dựa vào sổ vận hành, chuỗi số liệu quan trắc mực nước hồ chứa của Thủy điện Sử Pán 1 và các thủy điện lân cận cùng thông tin dự báo tại các lưu vực xung quanh.

Kết quả kiểm tra cho thấy, tại thời điểm đỉnh lũ, thủy điện Sử Pán 1 đã mở tối đa cả 4 cửa van với lưu lượng 1.200m3/giây nhưng lũ vẫn dâng thêm khiến thủy điện thậm chí phải tính đến phương án nâng cống xả sâu, như vậy lũ thực tế vào khoảng 1.400-1.500m3/giây, đây là trận lũ lớn có tần suất chỉ từ 0,5 – 1%, tức 100 – 200 năm mới xuất hiện 1 lần.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tránh mất trật tự công cộng hay có hành vi manh động
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tránh mất trật tự công cộng hay có hành vi manh động

Lũ lớn đổ về cộng với khả năng thoát lũ kém tại đoạn suối Mường Hoa chảy qua xã Bản Hồ do lòng nhỏ hẹp, độ dốc thấp, lại bị bồi lắng bởi lượng lớn đất đá tích tụ lâu ngày nên hậu quả để lại càng nặng nề.

“Không có thủy điện thì lũ vẫn về và vẫn gây thiệt hại, tất nhiên thiệt hại sẽ nhỏ hơn nếu như thủy điện xả lũ đúng quy trình, việc này cần bóc tách rõ ràng”, ông Cương nhấn mạnh.

“Sai phạm của thủy điện nằm ở chỗ: Thứ nhất, không thông tin trước cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về việc xả lũ (chỉ kéo còi thông báo khi bắt đầu xả).

Thứ hai, việc vận hành van xả lũ trước khi lũ đạt đỉnh tuân thủ đúng quy trình; tuy nhiên, sau thời điểm đỉnh lũ, nguyên tắc khi mức nước bắt đầu hạ thì phải đóng dần các cửa van để giảm tải lượng nước xả nhưng thủy điện vẫn để mở tự do khiến hạ du phải hứng thêm khoảng 500.000 m3 nước nữa trong khoảng 1 giờ đồng hồ (kéo dài thời gian lũ, gây khó khăn cho công tác cứu hộ)”, ông Cương nói.

Ông Cương cho hay, sai phạm đã rõ "mười mươi", về chế tài xử phạt cũng có quy định cụ thể, có thể xử lý ngay, nhưng để bóc tách, quy kết chính xác trách nhiệm của doanh nghiệp, nhất là đối với hậu quả gây ra thì Sở đang phải đề xuất phương án liên hệ với Bộ Công thương để Bộ cử đoàn công tác, phối hợp cùng Lào Cai làm rõ trên tinh thần nghiêm minh, khách quan, sai đến đâu xử lý đến đó.

Trong lúc chờ đợi kết luận cuối cùng từ cơ quan chức năng, người dân cũng cần bình tĩnh, không nên có hành vi manh động, gây mất an ninh trật tự, kẻo vô hình trung đang từ đúng lại trở thành sai.

Nhóm PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement