Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xe máy có thể được đi vào đường dẫn cao tốc

Xe+

21/12/2016 09:33

Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT TPHCM) đang nghiên cứu phương án tổ chức giao thông đoạn 4 km đường dẫn vào đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây để cho xe máy được đi vào đoạn đường này trước Tết Nguyên đán 2017.

Sở Giao thông Vận tải TPHCM đang nghiên cứu phương án cho xe máy được đi vào đoạn đường dẫn vào đường cao tốc trước tết.

Phương án trên được xem là một giải pháp phần nào giúp giảm ùn tắc giao thông trong tình hình mật độ xe lưu thông dày đặc ở xa lộ Hà Nội, đặc biệt là ở nút giao An Phú, quận 2.

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Sở GTVT TPHCM, cho biết sở đang tiến hành nghiên cứu các phương án tổ chức giao thông làm sao để vừa đảm bảo an toàn cho cả xe máy và ô tô khi đi trên đoạn đường này. Dự kiến sẽ hoàn thành phương án phân luồng giao thông trong tháng 1-2017 và tổ chức cho xe máy đi vào đoạn đường dẫn cao tốc trước Tết Đinh Dậu 2017 nhằm tạo thuận lợi cho người dân.

Hiện nay, đoạn đường dẫn 4 km vào đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây chỉ cho xe ô tô đi, còn xe máy muốn đi từ quận 1 ra khu vực phường Phước Long B, khu công nghệ cao (quận 9) đều phải đi vòng ra xa lộ Hà Nội, hoặc có thể đi theo hướng đường Nguyễn Duy Trinh. Tuy nhiên, cả hai tuyến này hiện nay có lượng xe rất lớn nên đều đang quá tải vào giờ cao điểm buổi sáng và chiều. Trong khi đó, đường dẫn vào cao tốc rất rộng mà lượng xe ô tô đi tuyến đường này chưa nhiều. Chính vì vậy, trong buổi làm việc với Sở GTVT hôm 13-12, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đã đặt vấn đề nghiên cứu xem có thể cho xe máy đi vào đoạn đường dẫn vào cao tốc hay không.

Ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết 4 km đường dẫn vào đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, đoạn nối từ đường vành đai 2 đến nút giao An Phú, trong thiết kế là đường cao tốc nội đô nên vẫn có thể cho xe máy đi vào được; tuy nhiên phải làm dải phân cách mềm để tách làn xe máy với làn xe ô tô.

Theo phản ánh của nhiều người dân sống ở quận 9 hàng ngày đi làm ở quận 1, nếu cho xe máy đi vào đường dẫn cao tốc thì sẽ rút ngắn được quãng đường đi từ quận 9 vào quận 1 và ngược lại. Đồng thời, giảm tải cho xa lộ Hà Nội và đường Nguyễn Duy Trinh.

Anh Lê Văn Vinh, nhà ở đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9, cho biết hiện nay muốn đi về quận 1 anh phải chạy vòng ra xa lộ Hà Nội rất xa, và thường kẹt xe. “Khi cho xe máy đi vào đường dẫn cao tốc thì từ nhà tôi đi quận 1 sẽ rút ngắn được hơn 3 km, tốc độ chạy xe nhanh hơn vì đường dẫn vào cao tốc khá rộng”, anh Vinh nói.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cũng cho rằng việc cho xe máy đi vào đoạn đường dẫn vào đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây là hợp lý và cần thiết. Theo ông Châu, đoạn đường dẫn này hiện nay có bốn làn xe ô tô, cộng với hai làn dừng khẩn cấp, tốc độ cho phép là 80 km/giờ. Tuy nhiên, hiện nay lượng xe ô tô đi đường này chưa nhiều nên đường chưa khai thác hết công năng.

Với nhu cầu đi lại bằng xe máy của người dân từ khu vực quận 2, quận 9 vào khu trung tâm thành phố là rất lớn, ông Châu cho rằng cần chuyển hai làn dừng khẩn cấp thành làn đường dành cho xe máy để khai thác hết năng lực giao thông của tuyến đường này.

Theo LÊ ANH (SGtiepthi)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement