Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xây dựng Hòa Bình hụt hơi trong cuộc đua song mã với Coteccons (bài 3)

Chứng khoán

09/12/2017 09:39

Mọi chỉ số kinh doanh giữa Công ty Xây dựng Hòa Bình với Coteccons đều cho thấy, HBC còn thua xa CTD.

Coteccons không vay nợ

Trên thị trường xây dựng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) được xem là đối trọng duy nhất của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) nhưng cuộc đua này ngày càng kém hấp dẫn khi HBC liên tục bị CTD bỏ xa về doanh thu, lợi nhuận, thị giá cổ phiếu…

Một điểm dễ thấy nhất giữa HBC là CTD là cách quản trị công ty. Trong khi CTD nói không với vay nợ ngân hàng thì HBC lại sử dụng dòng tiền chủ yếu từ vay nợ để kinh doanh. Ngoài ra, CTD còn có 1.695 tỉ đồng tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng, 485 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng trên 3 tháng tại nhiều ngân hàng. 9 tháng đầu năm, chỉ tính riêng khoản thu từ lãi tiền gửi đã mang về cho CTD 237 tỉ đồng. 

Doanh thu của HBC-CTD trong năm 2016, 2017 và dự phóng cho năm 2017, 2018. Nguồn VDSC. 
Doanh thu của HBC-CTD trong năm 2016, 2017 và dự phóng cho năm 2017, 2018. Nguồn VDSC. 

Với HBC, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2017 đã âm 1.282 tỉ đồng. Điều này khiến lưu chuyển tiền tệ âm 160 tỉ đồng. Tại thời điểm 30/9, khoản phải thu ngắn hạn của HBC hơn 8.600 tỉ đồng, tăng hơn 1.800 tỉ đồng so với đầu năm. Trong đó phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng hơn 5.150 tỉ đồng, tăng 2.247 tỉ đồng.tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng, 485 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng trên 3 tháng tại nhiều ngân hàng. 9 tháng đầu năm, chỉ tính riêng khoản thu từ lãi tiền gửi đã mang về cho CTD 237 tỉ đồng.

Đặc biệt, khoản phải thu ngắn hạn của HBC tăng nhanh chóng qua các năm. Tại thời điểm 30/9/2010, phải thu ngắn hạn của Hoà Bình ở mức 1.030 tỉ đồng, năm 2012 đã tăng lên 2.605 tỉ, đến 2014 tiếp tục tăng lên 3.175 tỉ đồng. Năm 2015, nợ phải thu của HBC tăng đến 5.870 tỉ đồng.

Chỉ trong 7 năm, nợ phải thu của Hoà Bình đã tăng 734%. Trong khi đó, doanh thu tăng ở mức thấp hơn, vào khoảng 616%. Điều đáng nói, dù các khoản phải thu ngắn hạn của HBC rất lớn nhưng báo cáo tài chính của doanh nghiệp này thuyết minh chưa thực sự rõ ràng cho cổ đông.

Chốt phiên giao dịch ngày 8/12, cổ phiếu CTD đang ở mức 241.100 đồng/cổ phiếu, tăng 32% so với hồi đầu năm. Cổ phiếu HBC đang giao dịch ở mức 51.400 đồng/cổ phiếu, tăng gần 50% vo với đầu năm 2017. 

Tính đến 30/9, tổng tài sản của HBC đạt 13.417 tỉ đồng nhưng nợ phải trả lên tới 11.181 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản là 83,3%.

Trong cơ cấu nợ phải trả, áp lực trả nợ ngắn hạn của HBC khá lớn với khoảng 10.228 tỉ đồng. Lớn nhất là khoản vay và nợ thuê tài chính ở mức 3.925 tỉ đồng, tăng hơn 1.200 tỉ đồng so với đầu năm. Ngoài ra, HBC còn khoản nợ với những người mua trả tiền trước 2.081 tỉ đồng và chi phí phải trả ngắn hạn khác khoảng 1.628 tỉ đồng.

Như vậy, trong gần 5 năm qua nợ vay ngân hàng của HBC đã tăng rất nhanh. Từ 1.374 tỉ đồng vào năm 2013, đến ngày 30/9 đã lên 4.295 tỉ đồng. Tốc độ gia tăng nợ vay của HBC từ năm 2013 đến nay gần 35%, nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng tài sản là 30%.

HBC đạt kế hoạch

2016 là năm mà cả HBC và CTD đều làm ăn thuận lợi do thị trường bất động sản sôi động. Chính điều này đã khiến hai doanh nghiệp đầu ngành xây dựng đặt ra mục tiêu lớn trong năm 2017.

Tính đến 30/9, CTD doanh thu đạt 18.185 tỉ đồng, tăng 4.724 tỉ đồng (tăng 35%) so với doanh thu đạt được 9 tháng đầu năm 2016 và hoàn thành 67% kế hoạch cả năm. Kết quả CTD báo lãi sau thuế 1.190 tỉ đồng, tăng trưởng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức lợi nhuận lớn nhất trong 9 tháng mà doanh nghiệp này từng đạt được trong nhiều năm trở lại đây.

Cơ cấu doanh thu của CTD trong 9 tháng đầu năm 2017 cho thấy, mảng xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất, đạt hơn 18.130 tỉ đồng. Mảng kinh doanh đầu tư bất động sản chỉ đạt khoảng 10 tỉ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế ở mức 4,8 tỉ đồng.

Các chỉ số tài chính cơ bản giữa HBC và CTD.
Các chỉ số tài chính cơ bản giữa HBC và CTD.

Còn HBC có Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Tiến Phát hoạt động trong lĩnh vực phát triển dự án nhà ở và đang triển khai 6 dự án, có thể tạo ra tổng doanh thu gần 2.600 tỉ đồng cho đến năm 2019. Tiến độ bán hàng hiện đang đúng với kỳ vọng của HBC.

Tuy nhiên, Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt-VDSC cho rằng giống như HBC, Tiến Phát cũng chịu nhiều chi phí bán hàng gây áp lực lên lợi nhuận sau thuế. Theo đó, hoạt động kinh doanh bất động sản có thể là một chiến dịch tiếp thị thương hiệu và một bài kiểm tra thị trường chứ không nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho kết quả kinh doanh hợp nhất của HBC.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, HBC đạt doanh thu gần 11.000 tỉ đồng, bằng cả năm 2016 và tăng 57% so với 9 tháng đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt gần 616 tỉ đồng, tăng 93% so cùng kỳ và thực hiện khoảng 75% chỉ tiêu cả năm 2017.

Như vậy, sau 9 tháng thực hiện kế hoạch kinh doanh thì HBC đang vượt trước CTD. Nếu xét về biên độ lãi gộp thì HBC cũng tỏ ra vượt trội với con số 10,4% trong khi CTD chỉ đạt gần 8%. Tuy nhiên, cần chú ý cách hạch toán kinh doanh của hai doanh nghiệp này.

Hiện tại, HBC hạch toán doanh thu theo tiến độ của dự án. Nghĩa là làm đến đâu hạch toán đến đó, dù chưa thu được tiền. Điều này được cho là có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp này. Còn CTD lại ghi nhận doanh thu khi bàn giao nghiệm thu công trình, xuất hoá đơn.

Nhìn lại năm 2016, tổng giá trị hợp đồng ký mới của CTD trong năm này là gần 32.000 tỉ đồng, tăng gần 40% so với năm 2015. Doanh thu năm 2016 lên đến gần 20.000 tỉ đồng. Lợi nhuận gộp 2016 mảng xây lắp tăng trưởng 57,4% so với mức tăng doanh thu 50%. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.421 tỉ đồng.

2016 cũng là năm cực kỳ thành công của HBC với doanh thu lần đầu tiên kể từ khi thành lập đã vượt mốc 10.000 tỉ đồng. Tổng giá trị công trình trúng thầu của HBC trong năm 2016 lên tới 17.000 tỉ đồng. HBC đạt kỷ lục với hơn 700 tỉ đồng trong năm 2016, tăng gấp 6 lần so với 120 tỉ đồng của năm 2015.

Nếu có một điểm mà HBC vượt trội so với CTD đến thời điểm hiện tại là sử dụng mô hình D&B (Thiết kế và Xây dựng). Mô hình này rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, gia tăng giá trị gói thầu cho nhà thầu.

HBC là nhà thầu tiên phong trong lĩnh vực D&B từ những năm 1990 với những công trình là các khách sạn tại TP.HCM được xây dựng theo phong cách châu Âu. Đến năm 2015, HBC đã đẩy mạnh mô hình này. Còn CTD là doanh nghiệp đi sau và dự án đầu tiên mà Coteccons áp dụng D&B là Masteri Thảo Điền.

Đua song mã

Lép vế với CTD trong nhiều chỉ số nhưng HBC vẫn tạo được những dấu ấn riêng. Nếu có một cuộc đua song mã giữa HBC với CTD thì chỉ có thể là ở lĩnh vực trúng thầu dự án. HBC là nhà thầu xây dựng đầu tiên tại Việt Nam đổ khối bê tông lớn nhất với hơn 24.000m3 ở dự án VietinBank Tower. Còn CTD là nhà thầu thực hiện móng dài kỉ lục cho tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81.

Cuộc đua song mã giữa HBC với CTD chỉ diễn ra ở lĩnh vực trúng thầu dự án.
Cuộc đua song mã giữa HBC với CTD chỉ diễn ra ở lĩnh vực trúng thầu dự án.

Từ đầu năm đến nay, HBC và CTD liên tiếp công bố trúng thầu hàng loạt dự án. Ngay từ đầu năm, CTD công bố trúng thầu giá trị hơn 4.100 tỉ đồng. Cụ thể là thi công kết cấu phần thân dự án Vinhomes Metropolis trị giá 823 tỉ đồng.

Tổng thầu thiết kế và thi công hai tòa tháp với quy mô 30 tầng nổi, hai tầng hầm trên tổng diện tích sàn xây dựng hơn 170.000m2 với giá trị hợp đồng hơn 1.000 tỉ đồng tại dự án Dragon Bay ở Quảng Ninh. Thi công dự án Mỹ Đình Plaza 2 với giá trị hợp đồng 561 tỉ đồng…

CTD cũng là nhà thầu D&B dự án Hồ Tràm Strip giai đoạn 2 và gói thầu thi công cơ điện và hoàn thiện dự án Diamond Island giai đoạn 2 trị giá 3.400 tỉ đồng. Tổng thầu thi công dự án khách sạn Hilton Sài Gòn trị giá hơn 1.000 tỉ đồng và hợp đồng D&B dự án Nhà máy Paihong trị giá hơn 500 tỉ đồng.

Đến giữa tháng 7, CTD động thổ Nhà máy dệt sợi 3-Gain Lucky. Đây là dự án do Coteccons làm D&B và Tập đoàn Shenzhou làm chủ đầu tư. Tổng giá trị gói thầu khoảng 2.000 tỉ đồng. Thời gian thi công dự kiến trong vòng 12 tháng.

Một dự án đình đám khác mà CTD trúng thầu trong năm nay là Casino Hội An. Chủ đầu tư là liên doanh giữa VinaCapital và hai Tập đoàn Chow-Tai-Fook với The Suncity Group. Giá trị hợp đồng 7.000 tỉ đồng nhưng thời gian thi công chỉ 19 tháng.

Ngoài ra, CTD cũng chính là nhà thầu D&B của dự án Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư…

Còn với HBC, năm 2017 doanh nghiệp này cũng trúng thầu hàng chục dự án lớn nhỏ. Cụ thể, HBC là D&B dự án Đầu tư xây dựng sân Golf Đầm Vạc và Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm-Đầm Vạc tại tỉnh Vĩnh Phúc trị giá 2.066 tỉ đồng.

HBC làm tổng thầu của dự án Jamila ở quận 9, TP.HCM do Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) làm chủ đầu tư với giá trị hợp đồng gần 1.000 tỉ đồng. Một dự án có giá trị 1.650 tỉ đồng cũng được HBC thực hiện nữa là khách sạn Sheraton Hạ Long Bay.

Hồi cuối tháng 10, HBC công bố đã trúng 6 gói thầu mới trị giá hơn 2.500 tỉ đồng. Trong đó, dự án Emerald Precinct-Celadon City ở TP.HCM do Tập đoàn Gamuda Land Việt Nam làm chủ đầu tư sẽ do HBC làm D&B, tổng giá trị gói thầu hơn 907 tỉ đồng.

Có cạnh tranh mới có phát triển. Sự lớn mạnh của CTD và HBC chứng tỏ, nhà thầu trong nước đủ sức tham gia vào các siêu dự án mà lâu nay vẫn là sân chơi của các nhà thầu ngoại.

VID Group giao cho HBC gói thầu thi công hoàn thiện cơ bản và cơ điện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại dịch vụ căn hộ cao cấp và khách sạn tại Hà Nội trị giá 860 tỉ đồng. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền giao cho HBC gói thầu phần hầm, phần móng 6 block nhà từ CT1-CT6 dự án Sunshine City ở Hà Nội với tổng trị giá hơn 278 tỉ đồng.

HBC trúng gói thầu thi công xây dựng phần kết cấu và hoàn thiện mặt ngoài của 407 căn nhà liên kế thuộc dự án Lovera Park ở TP.HCM. Tổng giá trị gói thầu hơn 208 tỉ đồng. HBC cũng là tổng thầu D&B dự án Trường học quốc tế Khu dân cư Cityland Riverside ở TP.HCM trị giá 170 tỉ đồng. Tổng thầu dự án Tòa nhà văn phòng của Trường học quốc tế Á Châu có tổng giá trị hơn 78 tỉ đồng.

Đầu tháng 11, AeonMall Việt Nam đã giao thầu cho liên danh HBC-Kajima làm D&B dự án AEON Mall Hà Đông trị giá hơn 2.000 tỉ đồng. HBC cũng trúng thầu dự án Risemount Apartment Đà Nẵng trị giá 234 tỉ đồng.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement