Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xăng dầu 'leo thang', DN vận tải 'cắn răng chịu lỗ' vì khó tăng giá cước

Chính sách - Hạ tầng

24/02/2022 08:46

Trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục “leo thang”, doanh nghiệp vận tải dù kêu lỗ vẫn chưa dám tăng cước bởi lo ngại sẽ không có khách.

Tăng giá vé lo khách quay lưng

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước gần đây liên tục tăng và lập kỷ lục sau nhiều năm. Trong đó, từ chiều 21/2 tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công thương giá xăng tăng gần 1.000 đồng/lít, dầu tăng hơn 750 đồng/lít. Hiện xăng E5 RON 92 lên đến 25.532 đồng/lít; xăng RON 95: 26.287 đồng/lít; dầu diesel: 20.801 đồng/lít.

Giá xăng dầu liên tục tăng khiến doanh nghiệp vận tải đối mặt với áp lực tăng giá cước, cùng đó là nỗi lo mất khách hoặc chịu thua lỗ.

cdn-baogiaothong-vn_img-bgt-2021-xe-tai-cau-binh-trieu-anh-dau-tien-dat-chgq-1645617643-width1280height720(1).jpg
Doanh nghiệp vận tải đang phải đối mặt với khó khăn chồng chất khi giá xăng dầu tăng liên tục - Ảnh minh họa

Ông Trần Thanh Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Taxi thành phố Đà Nẵng cho hay, dịch bệnh kéo dài hơn 2 năm, lượng khách giảm hơn 80%, nhiều doanh nghiệp taxi đang phải bù lỗ để hoạt động.

Theo ông Tâm, những ngày gần đây giá xăng dầu tăng cao tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp và người lao động. Xe phải chạy lòng vòng không có khách, nhiều lái xe quá nản nên nghỉ việc. Giá xăng dầu tăng cao khiến khó khăn càng thêm chồng chất, doanh nghiệp không thể tiếp tục bù lỗ và đang đứng bên bờ vực phá sản.

Không chỉ vận tải khách, vận tải hàng hóa cũng đang trong thế khó khi giá xăng dầu tăng. Ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho hay, trong hoạt động của doanh nghiệp vận tải, các loại xe container, xe tải nặng, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 40% tổng doanh thu.

"Tuy vậy, việc tăng giá cước của doanh nghiệp vận tải hàng hóa lại rất khó. Chúng tôi luôn trong tình trạng yếu thế khi đàm phán với chủ hàng về giá cước. Khi có một lô hàng, chủ hàng đưa ra một mức giá cước, doanh nghiệp nào thấy chạy được thì nhận", ông Quản nói.

Tuy nhiên, theo ông Tâm, hiện chưa có doanh nghiệp taxi nào của Đà Nẵng điều chỉnh giá cước vì lo mất khách.

Hơn một tuần qua, ông Đoàn Thế Xuyên, Giám đốc Công ty vận tải Phúc Xuyên (Quảng Ninh) đứng ngồi không yên vì phải tìm cách duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Đơn vị đang phải hoạt động cầm cự và đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc cân đối bài toán thu chi sau khi giá xăng tăng, thậm chí phải bỏ tiền túi ra để bù lỗ.

Theo ông Xuyên, trong điều kiện không có dịch bệnh, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 40%. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bệnh, doanh nghiệp đang phải bù lỗ để mua xăng dầu.

"Để tái khởi động lại doanh nghiệp vận tải không phải chuyện dễ, xe đã đỗ bãi 2 năm nay muốn chạy được phải sửa chữa, thay thế phụ tùng, chi phí này mất khoảng 70 triệu đồng. Nay giá xăng dầu tiếp tục tăng kỷ lục, khiến hoạt động của doanh nghiệp lỗ chồng lỗ", ông Xuyên nói.

"Chúng tôi chấp nhận chạy lỗ để duy trì tuyến và thói quen đi lại của hành khách. Trong điều kiện chưa có dịch, giá xăng dầu tăng doanh nghiệp chắc chắn sẽ tăng giá vé. Tuy nhiên, hiện dịch bệnh phức tạp nếu tăng giá vé cao quá sẽ không có khách", ông Xuyên nói.

Đề xuất dùng quỹ bình ổn hỗ trợ DN

Nói về cách gỡ khó cho người dân, doanh nghiệp, ông Xuyên cho rằng, Qũy bình ổn xăng dầu được thu trên mỗi lít xăng dầu từ nhiều năm nay. Nhiều doanh nghiệp vận tải đang đặt câu hỏi tại sao qũy bình ổn xăng dầu lại không được sử dụng trong thời điểm này.

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, để ổn định và hạn chế tác động của giá xăng dầu tăng trong hoạt động vận tải, nhà nước có thể trích một khoản chi phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tuy nhiên, việc này rất khó thực hiện ngay.

"Nhà nước sẽ hỗ trợ bằng việc dùng quỹ bình ổn "bơm" vào thị trường để hạ giá xăng dầu, góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, phục hồi sau đại dịch Covid-19", ông Liên nói.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải, ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM kiến nghị Nhà nước sớm có các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cũng như sớm kiểm soát, khống chế được dịch bệnh để nền kinh tế trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới.

TRẦN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement