Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

WHO đưa vaccine COVID-19 của Pfizer vào danh sách sử dụng khẩn cấp

Sức khỏe

01/01/2021 12:30

Ngày 31/12, WHO đã đưa vaccine COVID-19 của Pfizer và BioNTech vào danh sách để sử dụng khẩn cấp, nhằm tăng tốc độ tiếp cận vaccine ở các nước đang phát triển.

Cơ quan y tế Liên hợp quốc cho biết họ sẽ làm việc với các đối tác trong khu vực để thông báo cho các cơ quan y tế quốc gia về việc tiêm loại vaccine gồm hai liều này và những lợi ích dự đoán của nó.

WHO đã thiết lập danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) để giúp các nước nghèo hơn không có nguồn lực quản lý của riêng mình nhanh chóng phê duyệt các loại thuốc chữa bệnh mới, trong đó có dịch Covid-19, nếu không có thể dẫn đến sự chậm trễ.

Đánh giá của WHO cho thấy vaccine của Pfizer và BioNTech đáp ứng các tiêu chí “phải có” về lợi ích an toàn và hiệu quả của vaccine cao hơn rủi ro.

Ống tiêm được nhìn thấy trước logo Biontech và Pfizer được chụp vào ngày 10/11/2020. Ảnh: Reuters
Ống tiêm được nhìn thấy trước logo Biontech và Pfizer được chụp vào ngày 10/11/2020. Ảnh: Reuters

Bà Mariangela Simao, người đứng đầu chương trình tiếp cận thuốc và vaccine của WHO cho biết: “Đây là một bước đi rất tích cực, nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận toàn cầu đối với vaccine COVID-19”.

“Nhưng tôi muốn nhấn mạnh sự cần thiết của một nỗ lực toàn cầu lớn hơn nữa, để đạt được nguồn cung cấp vaccine đủ đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân cư ưu tiên ở khắp mọi nơi”, bà nói thêm.

Cơ quan y tế của Liên hợp quốc, cùng với Liên minh vaccine GAVI và Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), đang dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu mang tên COVAX, nhằm bảo đảm và phân phối vaccine cho các nước nghèo hơn, để việc tiêm phòng COVID-19 không chỉ ở các quốc gia giàu có.

Liên minh COVAX do WHO hậu thuẫn, đã có các thỏa thuận cung cấp gần 2 tỷ liều vaccine, đợt giao hàng đầu tiên sẽ diễn ra vào đầu năm 2021. Liên minh đã đàm phán với Pfizer và BioNTech để bảo đảm cung ứng vaccine.

Mặc dù vậy, các yêu cầu về bảo quản và giao hàng đầy thách thức của vaccine Pfizer và BioNTech, đặc biệt phải giữ ở nhiệt độ âm 70 độ C, đã khiến việc giao hàng trở nên khó khăn ở các nước phương Tây, và có thể gây trở ngại lớn hơn cho các quốc gia đang phát triển không có cơ sở hạ tầng đầy đủ.

Vaccine của Pfizer và BioNTech đã nhận được sự ủng hộ về mặt pháp lý từ Vương quốc Anh, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, Bộ Y tế Canada, Bahrain, Israel, Kuwait, Mexico, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi và Singapore.

Vaccine RNA thông tin của Pfizer và BioNTech được công bố có hiệu quả 95% sau hai liều cách nhau 21 ngày.

HOÀNG THẢO
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement