Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vướng giải phóng mặt bằng, các dự án điện có nguy cơ chậm tiến độ

Doanh nghiệp

01/02/2018 06:25

Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân-Rẽ Sông Mây-Tân Uyên, Đường dây 500kV Sông Mây-Tân Uyên, Trạm biến áp 500kV Tân Uyên đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

Ban Quản lý dự án các công trình Điện miền Nam (SPMB) cho biết, Đường dây 500kV Vĩnh Tân-Rẽ Sông Mây-Tân Uyên có chiều dài gần 243km với tổng mức đầu tư hơn 5.333 tỉ đồng. Dự án được xây dựng nhằm truyền tải điện năng từ các nhà máy của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, trước mắt là Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, công suất 1.200 MW về cấp điện cho các phụ tải của khu vực miền Nam.

Được khởi công từ tháng 12/2015, đường dây 500kV Vĩnh Tân-Rẽ Sông Mây-Tân Uyên được xây dựng trên địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận. Đến thời điểm này, vướng mắc lớn nhất của dự án vẫn nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Cụ thể trong đoạn tuyến dài 81km đi qua các huyện Xuân Lộc, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom và Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai với 165 vị trí móng cột thì mới vận động thi công được 146 vị trí, còn 19 vị trí chưa đền bù thi công được.

Trong tổng số 243km đường dây thì hiện mới kéo được 29km, đang thi công 74km. Phần hành lang tuyến hiện mới đang lập thủ tục và phê duyệt phương án bồi thường, vận động, chi trả tiền cho những đoạn tuyến đã có phương án bồi thường. 

Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình Điện miền Nam Nguyễn Công Toàn cho biết, các vướng mắc tập trung ở huyện Xuân Lộc với 4 vị trí 2705, 2706, 2707 và 29B07 thuộc các hộ Nguyễn Hương, Tô Văn Tèo, Nguyễn Hiền, Trịnh Văn Lý và Trịnh Thế Định. Những hộ dân này tuy đã có phương án bồi thường nhưng đòi hỗ trợ thêm từ 66-500 triệu đồng mới bàn giao mặt bằng.

Vướng mặt bằng nên các dự án điện khó đạt tiến độ theo kế hoạch.
Vướng mặt bằng nên các dự án điện khó đạt tiến độ theo kế hoạch.

Còn huyện Thống Nhất chưa bàn giao được mặt bằng thi công do còn vướng vị trí 3302 của hộ ông Phạm Văn Nhâm mặc dù đã duyệt phương án bồi thường và vận động nhiều lần nhưng chủ hộ không thống nhất đơn giá và yêu cầu hỗ trợ thêm. 

Đối với huyện Trảng Bom, hiện nay đã bàn giao được 13 trong tổng số 19 vị trí, còn các vị trí móng 3503, 3509, 3510 và 3905 chưa bàn giao mặt bằng ảnh hưởng đến 4 hộ là Nguyễn Hiếu Trung, Nguyễn Thanh Cửu, Gịp Nàm Múi và Nguyễn Như Sình.

Đơn cử với huyện Vĩnh Cửu cũng còn vướng 8 vị trí ảnh hưởng tới 6 hộ là Nguyễn Văn Minh, Phan Việt Khoa, Nguyễn Phương Phương, Đoàn Văn Khánh, Nghiêm Thị Hồng và Nguyễn Văn Tuân. Các hộ này đã có phương án bồi thường nhưng không đồng ý bàn giao mặt bằng do đơn giá bồi thường thấp. 

Với tình hình này do chưa giải phóng được mặt bằng, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án vào quý I năm 2018. 

Với Đường dây 500kV Sông Mây-Tân Uyên có chiều dài 23,32km đi qua địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom và các xã Tân An, Thiện Tân, Thạnh Phú, Bình Lợi, Tân Bình, Bình Hoà, huyện Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai và các xã Thạnh Phước, Thái Hoà, huyện Tân Uyên của tỉnh Bình Dương. 

Đây là công trình năng lượng cấp đặc biệt, có tổng mức đầu tư gần 1.114 tỉ đồng để tăng cường khả năng cung cấp điện ổn định cho khu vực các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM, góp phần giải phóng công suất của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân thông qua Trạm biến áp 500kV Sông Mây. 

Công trình đã khởi công tháng 12/2015 và theo kế hoạch đóng điện vào quý III năm 2018, riêng đoạn cuối của đường dây từ Sông Mây đến G1-04 phải hoàn thành trong tháng 3/2018 cũng có nguy cơ chậm tiến độ do chưa giải phóng được mặt bằng đoạn tuyến qua tỉnh Đồng Nai. 

Ông Đặng Chiến Thắng, Trưởng phòng Kỹ thuật SPMB cho biết, đoạn tuyến đường dây đi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 21,66km, gồm 64 vị trí hiện đã bàn giao mặt bằng thi công được 49 vị trí.

Các vị trí móng chưa bàn giao mặt bằng thi công được tập trung trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, ảnh hưởng đến 17 hộ. Địa phương đã chi trả và vận đồng nhiều lần nhưng các hộ dân đều không nhận tiền do không thống nhất đơn giá bồi thường. 

Vị trí trụ G1-03 và G1-04 là điểm nút của tuyến đường dây này vì nếu không giải quyết được 2 vị trí trên thì không thể đấu nối đường dây vào Trạm biến áp 500kV Sông Mây được. Vị trí ảnh hưởng đến hộ ông Nguyễn Cảnh Hà xây dựng nhà kho.

Chủ hộ đề nghị bồi thường, hỗ trợ đất và tài sản trên đất khoảng 13 tỉ đồng do ảnh hưởng 5 đường điện làm ảnh hưởng qui mô sản xuất của trang trại. UBND tỉnh đã chấp thuận hỗ trợ khác 100% giá đất nông nghiệp tương ứng. Trung tâm Phát triển quỹ đất Vĩnh Cửu đã trình Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thẩm định phương án bồi thường bổ sung bổ sung cho ông Hà. 

Trạm biến áp 500kV Tân Uyên và đấu nối có tổng mức đầu tư trên 2.000 tỉ đồng được xây dựng nhằm đấu nối, giải tỏa công suất của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Vân Phong. Tăng cường cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương, TP.HCM và các vùng phụ cận.

Mặc dù công trình đã khởi công từ tháng 12/2015 nhưng với tiến độ bàn giao mặt bằng như hiện nay thì dự án cũng khó đóng điện theo kế hoạch vào Quý I năm 2018.

Cụ thể, đường dây 220kV đấu nối vào Trạm biến áp 500kV Tân Uyên dài 5,2km, gồm 24 vị trí móng cột và 212m cáp ngầm đi qua địa bàn thành phố Biên Hoà của tỉnh Đồng Nai còn vướng 12 vị trí chưa vận động bàn giao mặt bằng thi công được. Công tác kiểm kê, lập phương án bồi thường chậm.

Tương tự, dự án đoạn đường dây Long An-Cai Lậy 2 dài 42,5km nằm trong dự án đường dây 220kV Phú Lâm-Cai Lậy 2, có tổng mức đầu tư hơn 911 tỉ đồng để cải thiện công suất truyền tải của lưới điện miền Nam được triển khai từ tháng 5/2016 và dự kiến hoàn thành trong quý II năm 2018 nhưng đến nay mới thi công được 76/113 vị trí móng, còn nhiều vị trí chưa được duyệt phương án bồi thường. Các vị trí thi công được chủ yếu do SPMB và nhà thầu tự thương lượng để thi công trước. 

Để hoàn thành đưa vào vận hành các dự án theo đúng tiến độ, Nguyễn Công Toàn cho biết, SPMB đã kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo tại mỗi huyện giao một lãnh đạo tập trung chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án này.

UBND các huyện thành lập các đoàn đi vận động các hộ dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ để có thể bàn giao xong toàn bộ hành lang tuyến các đường dây trong tháng 01/2018 để SPMB thi công.

NGỌC DIỄM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement