Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Vua tiền mặt’ ACV đang có gần 33.000 tỷ đồng gửi ngân hàng, chuẩn bị nguồn lực đầu tư sân bay Long Thành

Vàng - Ngoại tệ

25/06/2020 06:06

Dù tự tin “có hệ thống tài chính lành mạnh, có dòng tiền tích lũy cao” nhưng ban lãnh đạo ACV cho rằng vẫn không thể thoát khỏi khủng hoảng do đại dịch COVID-19. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của ACV năm nay giảm 5 lần so với năm 2019, chỉ còn hơn 2.000 tỷ đồng.

ACV cho lợi nhuận “rơi tự do” vì COVID-19

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày mai, 26/6 tại TP.HCM.

Theo tài liệu vừa công bố, năm nay, ban lãnh đạo ACV sẽ trình cổ đông kế hoạch doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh so với kết quả thực hiện năm 2019, trong bối cảnh ngành hàng không đang đối mặt khủng hoảng nặng nề do đại dịch Covid-19.

Cụ thể, ACV đặt mục tiêu tổng doanh thu chỉ đạt 11.317 tỷ đồng, giảm đến 45% so với năm 2019. Về lợi nhuận trước thuế, ACV đặt mục tiêu chỉ đạt 2.007 tỷ đồng, giảm gần 5 lần so với kết quả đạt được năm ngoái.

Về sản lượng khai thác thông qua 21 cảng hàng không, ACV đặt mục tiêu tổng hành khách giảm 41%, chỉ còn 69,2 triệu khách. Tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển giảm 13%, còn hơn 1,3 triệu tấn. Số lượng máy bay hạ cất cánh giảm 29%, còn khoảng 531.000 lượt.

Ngay quý I/2020, kết quả kinh doanh của ACV đã sụt giảm đáng kể. Doanh thu hợp nhất chỉ đạt 3.635 tỷ đồng, giảm 18%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ghi nhận chỉ đạt 1.927 tỷ đồng, giảm 22%.

So với các năm, kế hoạch kinh doanh năm nay của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam gần như rơi tự do.

Năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của ACV “lên đỉnh” và đạt con số cao kỉ lục. Cụ thể, doanh thu hợp nhất ghi nhận lên đến 20.641 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kì. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế lên đến 9.976 tỷ đồng, tăng đến 32% so với năm 2018.

Nhìn vào kết quả kinh doanh những năm gần đây của ACV cho thấy lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước và duy trì tốc độ tăng trưởng kép hai con số. Cá biệt, một số năm, lợi nhuận trước thuế năm sau của ACV tăng gần gấp đôi so với năm liền trước.

“Vua tiền mặt” lo sợ Covid-19

Giải thích về việc doanh thu và lợi nhuận “rơi tự do”, ban lãnh đạo ACV cho biết năm 2020 sẽ “đối mặt không ít khó khăn, thách thức”.

Đơn cử, theo đánh giá của tổ chức quốc tế IATA, ICAO, ACI, đại dịch Covid-19 làm thay đổi mạnh về quy mô, tăng trưởng của thị trường hàng không thế giới và các khu vực trong năm 2020 lùi về từ 3-5 năm trước, trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 62%.

Cập nhật tại Việt Nam, ACV cho biết quý I, sản lượng hành khách thông qua cảng giảm 19%, khách quốc tế giảm 35%; bước sang quý II, sản lượng hành khách giảm đến 72%, riêng khách quốc tế “mất đứt” 99%.

Theo ACV, thị trường nội địa được đánh giá có nhiều khả quan và phục hồi nhanh nhưng thị trường quốc tế lại nhiều rủi ro. Việc phục hồi thị trường hàng không quốc tế phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch của các quốc gia cũng như tâm lí e ngại của hành khách. Ngoài ra, suy thoái sau đại dịch cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến khả năng phục hồi thị trường.

“Điều này đã tác động đến doanh thu, lợi nhuận của ACV trong năm 2020 bị giảm sâu khi nguồn thu lớn của ACV từ cung cấp dịch vụ cho thị trường quốc tế”, ACV nhận định.

Ngoài ra, ban lãnh đạo còn cho rằng hiện nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc do liên quan cơ chế như quản lý khai thác khu bay, quyền đầu tư, quy trình thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng Cảng hàng không làm ảnh hưởng tiến độ, kế hoạch đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không.

Trước khó khăn về dịch bệnh, cơ chế nên dù tự tin “có hệ thống tài chính lành mạnh, có dòng tiền tích lũy cao” nhưng ban lãnh đạo Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam cho rằng doanh nghiệp vẫn không thể thoát khỏi “khủng hoảng” do đại dịch Covid-19.

Tính đến ngày 31/3, tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ngắn hạn của ACV lên đến 32.915 tỷ đồng, tăng 9% so với hồi đầu năm và chiếm đến 56% tổng tài sản của ACV. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp được mệnh danh là “ông vua” tiền mặt trên thị trường hiện nay.

Tập trung tối đa cho sân bay Long Thành

ACV cho biết để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2020, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo có lợi nhuận trong bối cảnh dịch Covid-19, ban lãnh đạo sẽ thường xuyên theo dõi, đánh giá, dự báo phục hồi thị trường để kịp thời có giải pháp ứng phó, điều chỉnh phù hợp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực hiện tiết giảm tối đa các chi phí thường xuyên, chi phí vận hành khai thác.

Ban lãnh đạo ACV cũng tiết lộ kế hoạch đầu tư cho các dự án xây dựng, mua sắm trang thiết bị trong năm nay khoảng 54.897 tỷ đồng, trong đó, tập trung cải tạo, xây dựng mới các nhà ga hành khách.

Cụ thể, năm nay, ACV sẽ tiếp tục triển khai các dự án theo tiến độ kế hoạch như Nhà ga hành khách T2 tại sân bay Phú Bài, Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, các dự án cải tạo, mở rộng Nhà ga quốc nội Tân Sơn Nhất, mở rộng nhà ga HK T1 - Cảng Đà Nẵng và Nhà ga hàng khách các sân bay Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Pleiku.

Đồng thời, chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ga hành khách và hệ thống sân dỗ máy bay đồng bộ tại các sân bay Đồng Hới, Điện Biên, Nà Sản, Tuy Hòa.

Đặc biệt, một trong những kế hoạch trọng tâm trong năm 2020 là tiếp tục tập trung tối đa nguồn lực triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành - giai đoạn 1 sau khi được Chính phủ giao chủ đầu tư dự án.

ACV cũng trình đại hội cổ đông phương án trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 9%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 9 cổ phiếu mới. Dự kiến sau khi phát hành, vốn điều lệ ACV sẽ tăng từ 21.772 tỷ lên 23.731 tỷ đồng.

NGUYÊN PHƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement