Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vụ kiện đòi 1,1 tỷ đồng cước chuyển vùng quốc tế: Hệ thống 'cảnh báo đỏ' VinaPhone có vấn đề?

Chính sách - Hạ tầng

16/08/2017 05:19

Vụ kiện đòi 1,1 tỷ đồng cước chuyển vùng quốc tế giữa VNPT và bà Sỹ Truyền Hoàng Ngân, đã trở thành vụ kiện hy hữu vì nhiều ý kiến khách hàng lẫn giới kinh doanh cho rằng hệ thống cảnh báo vượt dữ liệu mà nhà mạng áp dụng cho dịch vụ này có vấn đề.

Trong đơn khởi kiện của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) thể hiện, ngày 1/7/2014, bà Ngân (ngụ quận 5, TP.HCM) ký hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông với một chi nhánh Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) ởTP.HCM. Hợp đồng này thể hiện, VNPTcung cấp cho bà Ngân SIM điện thoại thuê bao trả sau số 0918100xxx.

Nhiều điều khoản ràng buộc khi chuyển vùng quốc tế

Trình bày tại tòa, phía VNPT nói trong hợp đồng giao dịch viên có ghi chữ viết tay “RM” và trong “phiếu thu” có ghi “Mở RM”. Điều này có nghĩa bà Ngân đăng ký sử dụng dịch vụ roaming được gọi chuyển vùng quốc tế mà không bị giới hạn bởi vị trí của máy gọi, vị trí máy nhận cuộc gọi, loại máy nhận cuộc gọi.

Trong vụ kiện, VNPT kiện bà Ngân để đòi 1,1 tỉ đồng tiền cước phí từ dịch vụ roaming. Tại phiên tòa sơ thẩm,TAND quận 11 nhận định là chưa có cơ sở. Theo tòa, VNPT không cung cấp được những bằng chứng chứng minh bà Ngân đã sử dụng dịch vụ này và sử dụng như thế nào.

Hơn nữa, trong hợp đồng không có nội dung giải thích thuật ngữ roaming cho khách hàng. VNPT chỉ viết tắt chữ “RM” do giao dịch viên ghi trên hợp đồng, để giải thích việcbà Ngân đăng ký dịch vụ gọi chuyển vùng quốc tế không bị giới hạn là không có cơ sở. Vì thế toàsơ thẩm đã tuyên bác đơn kiện của VNPT.

Nhà mạng MobiFone liên tục gửi tin nhắn thông báo giá cước khi khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế tại Trung Quốc - Ảnh: Minh Định

Nhận định về trường hợp này, chủ một đại lý kinh doanh về dịch vụ viễn thông tại TP.HCM cho biết, trường hợp cước lên đến 1,1 tỷ đồng rất có thể do người dùng sử dụng dịch vụ cước cao trong thời gian ngắn, hoặc có thể từ lỗi hệ thống cảnh báo đỏ của nhà mạng có vấn đề. "Hệ thống đã được lập trình cảnh báo sẵn cho việc sử dụng quá hạn mức được cấp, thì làm sao thuê bao có thể sử dụng nhiều mà không phát hiện ra?", anh đặt nghi ngờ.

Theo các nhà mạng, dịch vụ Chuyển vùng quốc tế (CVQT) giúp khách hàng dùng chính thẻ SIM và số thuê bao di động của mình tại Việt Nam để liên lạc khi đang ở các quốc gia khác. Khách hàng được sử dụng các dịch vụ bao gồm thoại, SMS và data. Dịch vụ này không được mở mặc định cho mọi thuê bao, mà buộc phải đăng ký và phải ký quỹ tại cửa hàng.

Tìm hiểu về quy trình đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế tại một điểm kinh doanh VNPT tại TP.HCM, chúng tôiđược nhân viên tư vấn khá kỹ, bao gồm cả việc đặt cọc, việc sử dụng dịch vụ tại nước đến kèm mức cước.

Không chỉ tư vấn kỹ cho khách hàng khi đăng ký dịch vụ, một vài nhà mạng còn ràng buộc khá nhiều điều khoản cho dịch vụ vốn được xem là "xa xỉ" này, nhất là với các thuê bao trả sau.

Cụ thể, quy định của MobiFone:"Nếu cước dịch vụ CVQT phát sinh của thuê bao đến mức báo đỏ (100% hạn mức ứng trước cho dịch vụ CVQT) và cước dịch vụ trong nước phát sinh của thuê bao chưa đến mức báo động đỏ (100% hạn mức ứng trước cho dịch vụ trong nước), MobiFone chỉ khóa dịch vụ CVQT và thuê bao vẫn có thể sử dụng các dịch vụ trong nước như bình thường".

Nhà mạng MobiFone cũng quy định rõ dịch vụ chuyển vùng quốc tế với thông tin đi kèm. Thậm chí trước ngày đi, nhân viên tổng đài còn gọi điện báo cho khách hàngnên lưu ý khi sử dụng dịch vụ CVQT. Khi đến nước sở tại, nhà mạng còn cẩn trọng nhắn tin thông báo cho người dùng để sử dụng dịch vụ hiệu quả và tiết kiệm.

Nhà mạng luôn có "báo độngđỏ"

Thuê bao sử dụng dịch vụ CVQT khi ra nước ngoàisẽ phải chịu cước phí cho cácdịch vụ: nhận cuộc gọi, gọi điện thoại, gửi tin nhắn, truy cập data với mức cước tùy theo từng vùng được nhà mạng công bố.

Cụ thể, anh Minh (ngụ TP.HCM) cho biết anh sử dụng dịch vụ chuyển vùngquốc tế của VinaPhone và MobiFone trong chuyến công tác tại Lào tháng 7 vừa qua. Khi vừađáp xuống sân bay, anh đãđược nhà mạng thông báo rõ về dịch vụ, bao gồm cả cảnh báo cước dịch vụ data, bên cạnh các gói cước giá rẻ có thể sử dụng.

Theo quy định của nhà mạng Viettel, hệ thống luôn có cảnh báo đỏ (cảnh báo vượt hạn mức dữ liệu) với người dùng khi vượt hạn mức được cấp cho mỗi thuê bao. Tuy nhiên, một đại diện của nhà mạng này nói dịch vụ chuyển vùng quốc tế thường cung cấp qua nhà mạng nước ngoài, nên nhà mạng tính trực tuyến cướckhông tức thời như trong nước. Vì thế, đôi lúc khách hàng có thể sử dụng cước vượt hạn mức được cấp, nhưng không quá nhiều và hệ thống sẽ khóa dịch vụ CVQT khi vượt báo động đỏ. Những trường hợp phát sinh nhiều chủ yếu do người dùng sử dụng dịch vụ tốc độ cao thời gian ngắn với cước roaming data, vì nhiều nước có mức cao gấp vài trăm lần so với Việt Nam.

Cònnhà mạng Vietnamobile, hạn mức cước sử dụng dịch vụ CVQT sẽ bằng hạn mức trong nước cộng với hạn mức CVQT (chính là số tiền đặt cọc cho dịch vụ CVQT). Vì thế, cước phát sinh có thể sẽ cao hơn hạn mức chuyển vùng quốc tế, nhưng vẫn luôn có cảnh báođỏ.

Nhận định vấn đề phát sinh cước cao trong thời gian ngắn, ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc Công ty bảo mật Nam Trường Sơn cho biếthiện đãcó những tin tặc (hacker) thực hiện ý đồ kiếm tiền từ thuê bao roaming. Cụ thể, hacker tấn công các thuê bao điện thoại tại Việt Nam, rồi dùng thuê bao của nạn nhân để gọi đến một tổng đài có tính phí ở nước ngoài. Sau đó, hacker thu lại tiền ăn chia cước phát sinh trên tổng đài nước ngoài đó. "Do đó, trong vụ kiện này cũng có thể nghi vấn", ông nói.

Tránh mất tiền oan khi sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế

Với dịch vụ chuyển vùng quốc tế, thuê bao được cung cấp khi có nhu cầu công tác, du lịch nước ngoài. Theo đó, thuê bao có thể truy cập internet, gọi và nhắn tin với mức cước cao hơn nhiều so với cước trong nước. Để hạn chế phát sinh cước chuyển vùng quốc tế không mong muốn, khách hàng cũng cần tìm hiểu rõ quy định, cũng như tắt một số dịch vụ nhằm sử dụng hiệu quả tiện ích này.

1. Trước khi đăng ký, nên tìm hiểu về vùng cước, giá cước trên website của mạng viễn thông, cũng như hạn chế đăng ký dịch vụ CVQT dành cho data, chỉ nên sử dụng dịch vụ thoại và SMS khi cần thiết vì cước rất đắt. Tại nhiều quốc gia như UAE, cước CVQT data cao gấp hàng trăm lần so với Việt Nam. Do đó, nếu đăng ký sử dụng CVQT data, nên chọn gói cước mà nhiều nhà mạng nhắn tin giới thiệu khi khách hàng vừa đến quốc gia khác.

2. Trong quá trình sử dụng, nếu có dùng CVQT data, hãy tắt các tính năng tự động cập nhật phiên bản ứng dụng mới của kho ứng dụng (Đối với Android: Play Store > Settings (Cài Đặt) > Do not Auto-Update Apps (không tự động cập nhật ứng dụng). Đối vớiiOS: Settings (Cài Đặt) > iTunes & App Stores > bỏ tính năng Updates và bỏ luôn phần Use Cellular Data (sử dụng data mạng di động). Chỉ mở dịch vụ data khi có nhu cầu công việc, còn lạitắt dịch vụ này. Riêng với dịch vụ email, người dùng nên vào Cài đặt, sau đó bỏ chọn Sync, và chọn vào phần Download Attachments via WiFi (chỉ tải tài liệu đính kèm qua WiFi).

3. Nếu nhu cầu không thật cần thiết, người dùng nên mua thêm một SIM data tại quốc gia đến và sử dụng các ứng dụng OTT/Mail (Viber, Zalo, Gmail...) để tiếp kiệm chi phí liên lạc. Bên cạnh đó, người dùng điện thoại thông minh phải luôn cảnh giác khi cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc, bởi đằng sau các ứng dụng có thể là âm mưu của hacker nhằm chiếm quyền quản lý điện thoại của bạn để trục lợi tiền cước khi CVQT.

NGỌC PHAN - MINH ĐỊNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement