Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vụ công ty của chồng ca sĩ Thu Minh bị tố “xù” tiền: Ông Otto sở hữu gần 20 doanh nghiệp, có doanh nghiệp vốn vài triệu đồng

Tham tán thương mại Việt Nam tại Cộng hòa Czech từng nhận được đề nghị xác minh DN do chồng ca sĩ Thu Minh làm giám đốc có lừa đảo hay không.

Tại cuộc Hội nghị tham tán thương mại năm 2018 tổ chức tại TP.HCM ngày 26/2, ông Bùi Hữu Thêm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho biết, hội viên của HAWA từng nhiều lần đề nghị hội tìm các xác minh xem công ty Global Home S.R.O (do ông Otto de Jager – chồng ca sĩ Thu Minh làm giám đốc điều hành)  có trụ sở tại Cộng hòa Czech có phải là doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng hay lừa đảo.

Lý do là một số doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng, xuất hàng cho Global Home đã không được thanh toán tiền, có những hợp đồng trị giá lên đến gần 400.000 USD (hơn 11 tỷ đồng). Không nhận được tiền thanh toán, doanh nghiệp này đã cho công nhân kéo đến văn phòng đại diện của nhà nhập khẩu căng biểu ngữ để đòi nợ.

Một doanh nghiệp từng cho công nhân nghỉ việc đem băng rôn đi đòi nợ Global Home S.R.O của ông Otto de Jager – chồng ca sĩ Thu Minh.
Một doanh nghiệp từng cho công nhân nghỉ việc đem băng rôn đi đòi nợ Global Home S.R.O của ông Otto de Jager – chồng ca sĩ Thu Minh.

Ông Thêm cho rằng, với bất kỳ thị trường nào cũng rất cần vao trò của các thương vụ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xác minh thông tin các doanh nghiệp ở các nước sở tại. Tránh những rủi ro khi xuất hàng cho các doanh nghiệp trong nước.

Đại diện Tham tán thương mại Việt Nam tại Cộng hòa Czech xác nhận, năm 2016 đơn vị này có nhận được văn bản đề nghị của HAWA yêu cầu xác định thông tin công ty Global Home S.R.O và cá nhân ông Otto de Jager, giám đốc điều hành công ty.

Kết quả xác minh cho thấy ông này đứng tên gần 20 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực gỗ và nội thất tại Czech. Có những công ty của ông này vốn đăng ký chỉ có vài trăm USD, tương đương vài triệu đồng. Vì những quy định nghiêm ngặt liên quan đến bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo luật của Czech nên đơn vị này không thể tìm hiểu sâu thêm.

Thương vụ cũng không nắm rõ khi ký kết với doanh nghiệp phía Việt Nam, Giám đốc Global Home ký với chức danh nào, ở doanh nghiệp nào… Thương vụ cũng không thể nắm được người này có lừa đảo hay không. Nên vị đại diện này cho rằng, trong những trường hợp tương tự như vụ việc này, nếu như đã có hợp đồng ký kết giữa hai bên, doanh nghiệp Việt Nam có thể kiện ra tòa án tại Việt Nam hoặc Czech, thậm chí kiện lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

“Các doanh nghiệp Việt Nam khi ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài nên chú ý những điều khoản trong trường hợp xảy ra tranh chấp…”, ông này đưa ra lời khuyên.

Ông Thêm thông tin thêm về kế quả vụ việc, nạn nhân trong vụ việc này là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong quá trình ký kết hợp đồng có rất nhiều sơ hở. Khi giao hàng, doanh nghiệp của Czech viện cớ xuất hàng và hàng không đạt yêu cầu, người ta có quyền trả hàng lại. Điều khoản là khi tranh chấp hợp đồng thì sẽ xét xử tại tòa án Hồng Kông (Trung Quốc)…

Sau khi xảy ra vụ việc, doanh nghiệp của Việt Nam đã thuê luật sư, nhưng luật sư tư vấn không nên kiện vì có thể tổn phí nặng hơn. Thay vào đó doanh nghiệp thỏa thuận, đàm phán với phía nhập khẩu và chấp nhận chịu thiệt. Kết quả là nhà xuất khẩu đồ gỗ này chịu thiệt.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement